Sep 9, 2007

Tuổi Trẻ Xanh Xao

Lúc rày lên mạng đọc được khá nhiều thông tin về Báo Tuổi Trẻ, về cái sự can thiệp thô bạo “không cho chúng nó… lớn”, về cái sự ra đi của hai nhân vật làm báo rất… máu, về dân chủ, về quá chừng về...

Nói chung ai cũng bênh, cũng nhảy dựng lên, cũng lo báo Tuổi Trẻ, tờ báo được xem là hoành tráng nhất nước sẽ tàn lụn trước cuộc ‘thay máu” này. Và bắt đầu xuất hiện cảm giác, báo Tuổi Trẻ lúc này thấy kỳ kỳ làm sao ấy, thấy hơi… lạt. Có thể nó không lạt, nhưng thông tin về sự tan tác làm cho bạn đọc hoang mang, thấy không… mặn. Có thể nó lạt thiệt, và sự hoang mang của bạn đọc làm cho nó lạt thêm.

Nhưng, bênh vực cũng phải có nghệ thuật, anh càng bênh nó, nó càng bị ghét, càng bị… để ý, càng bị đày đọa. Báo Tuổi Trẻ chỉ là… Báo Tuổi Trẻ thôi, nhưng tại sao cái chuyện nhân sự của nó gây nên một làn sóng dư luận dữ dội, làm đau đầu những nhà quản lý (ít ra cũng mắc công lên mạng rình coi tụi nó viết cái gì, lý luận phản bác ra sao, thằng nào, con nào là văng mạng hổn hào nhất, từ nay phải dìm nó xuống). Tất nhiên, nhiều người bực lắm, sẽ còn hành hạ lắm lắm.

Nên có khi, anh yêu cái gì đó, anh giả đò phớt lờ đi qua, anh giả đò đừng có ngó ngàng. Đây giống như nghệ thuật lượm tiền trên đường, anh nhìn thấy tiền, anh cúi lượm thì sợ người khác cười, có khi họ nhảy xổ ra nói là tiền của họ (nhưng lấy gì chứng minh đó là của họ ?), có khi phải giành giật cãi nhau, chi bằng, anh giả vờ cúi xuống buộc lại dây giày, xong anh nhón cái đồng xu ấy, nắm chặt vào tay. Hiệu quả.

Bênh vực, thường thì cần anh phải ra mặt tranh luận, nhưng đôi lúc cứ lạnh lùng thản nhiên, càng tốt. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh cần có một nghệ thuật bênh vực khác nhau. Có lần mọi người xúm nhau bênh cái cô viết văn, cô cảm động lắm, nhưng cách bênh thì làm cô đau đầu, trước những quy chụp nón này nón nọ, thay vì anh nói, “đây là không gian tiểu thuyết, không gian tưởng tượng, không gian hư cấu, không có gì là thật cả” thì anh lại dõng dạc, “mấy chuyện cô ấy viết rõ ràng phản ánh hiện thực, là có thiệt, tui thấy hoài”, điều này đã tôn cô viết văn đó là người dũng cảm, dám đương đầu với sự thật. Nhưng lúc viết, cô chìm đắm trong cái không gian của mình, cô có tính thật thà dũng cảm gì đâu.

Và với báo Tuổi Trẻ đang chảy máu, nếu anh thấy xót lòng, anh thấy thành trì báo chí có nguy cơ bị đánh sập, thế trận báo chí có nguy cơ tan vỡ (vì cái anh Tiền Phong xứ Bắc đang mệt phờ chạy theo mấy cô hoa hậu, vì anh Thanh Niên đang xí xớn cảm tạ lãnh đạo, ngây ngất vì cái sự Duyên dáng Việt Nam, vì An Ninh thế giới đang đau đầu vì số tới không biết in bài gì ca ngợi Tổng biên tập cho kêu), Anh (viết hoa) hãy viết cho báo thật nhiều bài hay, hiến cho tờ báo thật nhiều ý tưởng độc đáo, làm ngây ngất Ban biên tập, choáng váng bạn đọc.

Hai người ra đi ấy, những cái đầu làm báo rất “máu” ấy, cũng là con người. Những gì các ông đó nghĩ ra được thì Anh nghĩ ra được. Và nếu thực sự Ban Biên tập báo là đồ bỏ, không nhận ra giá trị mà anh mang tới, thì anh sẽ làm một Tuổi Trẻ thứ hai.

Cuộc tranh đấu không bao giờ dừng lại nếu như Anh không bao giờ dừng lại.

Đường : Lúc viết cái này ý nghĩ mạnh quá, hăng quá, nên nói vậy thôi, chứ làm thì không biết làm sao hết. Viết văn thường vậy, nói giỏi hơn làm.



45 comments:

  1. Anonymous9/08/2007

    Thẳng thắn lắm Tư, tui thích đoạn bạn "khái quát" về Tiền Phong và Thanh Niên và ... mấy tờ báo ruồi khác.
    Chuyện thay đổi nhân sự xứ mình sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu chỉ là thuần túy thay người có (hoặc sắp có ?!) năng lực làm việc có (hoặc sắp có?!) hiệu quả.
    Thói thường, cứ ban bệ mới, nhân sự mới. Bộ trưởng mới, tay chân mới. Thế thôi. Thiên hạ hùa nhau dấy máu ăn phần thì cũng do ganh ăn, ghét ở "kiểu trâu cột ghét trâu ăn".
    Nếu có trách nhiệm và lòng tự trọng lại thêm tính trong sạch chẳng thích kiếm tiền bất minh, kiểu "hy sinh đời bố củng cố đời con" thì ai làm tới chức gì tui cũng ủng hộ tất tần tật.

    ReplyDelete
  2. Ai lam chuc gi khong quan trong. Quan trong la ai do lam duoc nhung gi.

    ReplyDelete
  3. Tình hình rất chi là tình hình, Ngọc Tư ơi!

    ReplyDelete
  4. Anonymous9/09/2007

    "Cuộc tranh đấu không bao giờ dừng lại nếu như Anh không bao giờ dừng lại". Và: Cuộc tranh đấu luôn bị dừng lại, nếu anh không còn là anh nữa!

    ReplyDelete
  5. vậy thì hãy cố là anh, Lam Điền của tui ui !

    ReplyDelete
  6. Anonymous9/09/2007

    Chi viet hay lam, y nghia lam
    Em xin dc link bai viet cua chi ve blog cua e nhe
    Cam on chi

    ReplyDelete
  7. Anonymous9/09/2007

    Bai nay` gui Talawas chac chan la duoc dang do chi Tu.
    Chuc chi vui
    Men

    ReplyDelete
  8. Anonymous9/09/2007

    A Di Đà Phật!

    Vẫn giữ cho nhau một tiếng chào
    đất bằng sóng dậy cũng tào lao
    cỏ xanh mấy độ mưa thường tưới
    nhà trống quanh năm gió tự vào.

    ReplyDelete
  9. Anonymous9/09/2007

    bo` noc cua em:

    doanh doanh

    ReplyDelete
  10. Anonymous9/09/2007

    lý luận là một màu xám xịt và cây đời vẫn mãi xanh tươi!

    ReplyDelete
  11. Anonymous9/09/2007

    Lý luận là một màu xám xịt và cây đời vẫn mãi xanh tươi!

    ReplyDelete
  12. Noi cho ro, toi khong co nhu cau quang cao minh tren nhung blog khac, tru blog cua mot ban o bao Phap Luat (vi da gui email cho toi). Tren Talawas lai cang khong.

    ReplyDelete
  13. Anonymous9/09/2007

    Nếu nhà văn có rảnh thì xem cái này: http://www.thehemoionline.com/forum/wildTalkContent.aspx?id=1484

    Cũng không cần gởi bài này lên Talawas, họ đã tham chiếu sáng nay rồi.

    ReplyDelete
  14. Cô Tư ơi
    Không nhất thiết post hay link vào các blog khác là để quảng cáo đâu. Mà là để chia xẻ thêm cho những người chưa biết saurieng thôi. Cám ơn Cô ,
    Một người thích văn NNT thầm lặng

    ReplyDelete
  15. Toi khong can them nguoi biet Saurieng. Toi chon khong gian blogspot vi nghi, nguoi ta it lui toi do, nhung neu da lui toi do, thi nguoi ay la ban minh, tri am tri ky voi minh. Chia se trong im lang, toi thich hon nhieu.

    ReplyDelete
  16. Anonymous9/10/2007

    Chịu cô Tư hết nổi, mấy lời cô Tư tóm gọn các báo Tiền Phong, Thanh Niên ngây ngất tui luôn.
    Không vỗ tay nhe, chia sẻ trong im lặng đúng ý cô nhe!

    ReplyDelete
  17. ừ,thì tôi im

    ReplyDelete
  18. Anonymous9/10/2007

    Tiếc là đến tận bây giờ tôi mới biết đến blog của Tư. Đọc liền mười mấy trang, đầu tiên tôi thấy làm nhà văn sao mà dễ thế. Có gì đâu, chỉ cần nói thật, thật đến tận cùng những gì đang giữ trong lòng. Cho dù là một điều gì rất mơ hồ, nhưng càng cố diễn đạt cho chính xác, mình sẽ càng cảm thấy hiểu nó hơn. Nhưng nghĩ lại, tôi biết mình không thể.
    Khi đọc những bài bênh vực Tư, tôi cũng đã chờ đợi ai đó sẽ bênh vực theo cách khác - cách mà Tư chờ đợi. Và tôi nhớ tôi đã thất vọng bao nhiêu khi đọc bài của Ngô Khắc Tài, nhân chuyện của Tư để kể về lần bị cằn rằn vì viết sự thật. Trời ạ, tại sao nhà văn mà không bảo vệ nhau theo "kiểu nhà văn", rằng đây đâu phải là câu chuyện về Cà Mau, về miền Tây hay về Nam Bộ. Vùng đất ấy chỉ được lấy làm bối cảnh để nói về số phận của một người đã sống bằng thù hận thôi chứ. Đó là câu chuyện về một người tin rằng mình có quyền gây đau khổ vì đã từng bị người khác làm đau. Giá như Tư để cho ông ấy trả thù bằng một vụ đánh bom liều chết, làm "hàng chục người chết và bị thương, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em" thì chắc đã chẳng có chuyện gì. Nhưng Tư lại để nạn nhân của ông ấy là những người phụ nữ đã chịu cái tiếng bỏ nhà đi theo người khác, nên cho dù có đau mấy cũng không dám kêu - không dám kêu vì tự thấy mình không hoàn toàn vô tội, vì tự thấy mình làm gì có tư cách để kêu Và để cho ông ấy cũng phải chịu kết cục như chính các nạn nhân của mình, đau đấy mà chỉ có cách âm thầm chịu đựng, nuốt nhục mà sống nốt cuộc đời.
    Nghĩ được và viết được là hai chuyện khác hẳn nhau. Tôi đã chờ đợi, nhưng tại sao lại không tự mình viết ra những suy nghĩ ấy. Vì lười biếng, vì ngại, và vì tin chắc chẳng ai thèm nghe? Tôi không rõ nữa. Có lẽ vì tôi biết mình chỉ là dân, dân chính cống, phó thường dân, nghĩa là thuộc lọai người mà tiếng nói hấu như chẳng có giá trị gì. Thua các vị tai to mặt lớn, tất nhiên rồi, nhưng cũng thua cả các nhà văn, các giáo sư đại học, ngay cả khi họ viết về những vấn đề không thuộc lĩnh vực của mình. Tiếng nói của dân đen, có lẽ, chỉ có giá trị khi nó được nói với số đông. Mà số đông khi ấy đã nói theo giọng khác mất rồi.
    Cám ơn Tư vì đã dám làm nhà văn, dám nói và dám cười. Cám ơn Tư vì đã không viết khác đi.

    ReplyDelete
  19. Anonymous9/10/2007

    Bai viet cua chi rat hay!

    Toi hoi vo duyen nhung co cai nay khong biet gui cho chi bang cach nao nen gui vao day cho chi doc choi.
    Neu co ai cho thi cho toi xin loi.
    Mot nguoi thich doc nhung gi chi viet.

    "Hôm qua đọc “ Sầu trên đỉnh PUVAN” trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần – một truyện ngắn mới của Nguyễn Ngọc Tư. Một lối viết rất lạ, lạ với lối viết thông thường của chị. Lạ đến nỗi, tôi phải đọc lại tên tác giả mấy lần xem thử có đúng không, hay mình nhầm, hay một người khác giống giống tên vì hình như lâu rồi chị không viết truyện ngắn. Nhưng không, đúng là Nguyễn Ngọc Tư!

    Từ hôm đọc “Những cây gòn lạc” và “Hết nói” – những tạp bút mới của chị…một cảm giác buồn buồn cứ len lỏi trong lòng không sao dứt ra được. Nỗi buồn day dứt của một người xa xứ thật khó diễn tả nhưng nó làm cho mình không sao chịu được, đến nỗi tự nhủ rằng sẽ không đọc văn của chị nữa…

    Vậy mà, mỗi khi đọc báo hay lên mạng vẫn tò mò…vẫn có một sức hút nào đó vẫn tìm đọc những bài viết, những tác phẩm mới của chị, không sao giải thích được. Từ lúc đọc Cánh đồng bất tận cho đến giờ mới thấy những chị làm được thật nhiều, có những khoảng thời gian lắng lại (nhưng không dừng lại) vì những điều chắc không phải chị muốn, có những thử nghiệm khác nhau, có những đề tài khác nhau như tìm kiếm chính mình, như tự vấn lại một chút những gì đã xảy ra – để trưởng thành hơn, để lớn hơn…đôi khi là sự chới với, đôi khi là một chút chao đảo trong tâm hồn. Những rất may, chị có những người bạn lớn (không phải những người bạn già!) đã luôn ở bên chị (không phải ở cạnh chị), đã mang lại một sức mạnh tinh thần cho chị và chị đã vượt qua – vượt qua một khúc quanh của cuộc sống, một khúc quanh để bước lâu hơn trên con đường mình đã chọn, một khúc quanh để bước chân lão luyện hơn – đáng lắm chứ!

    Nhưng, khi đọc xong phần cuối của truyện ngắn “ Sầu trên đỉnh PUVAN” thì chợt nhận ra chị! Nhận ra nỗi buồn trong tác phẩm của chị, nhận ra một nỗi buồn không sao khác được, một nỗi buồn ở lại rất lâu trong lòng người đọc, làm cho người ta có thể cáu lên trước những nghiệt ngã, trước những điều không sao tránh được, và chị một lần nữa đã làm lòng tôi nhói đau…Tôi chợt nghĩ chị phải chăng là “phù thủy của những nỗi buồn”, chị không tạo nên nó, nhưng chị làm nó sống lại, chị làm cho nó cựa quậy, len lỏi vào tâm hồn của mỗi người… Tự nhiên tôi thấy giận chị quá, tâm hồn tôi vốn không phải đúc bằng đá, không phải có thể dửng dưng trước cuộc sống này nhưng tôi vẫn đang chuyện trò, vẫn đang vui vẻ, tôi vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại. Cho dù những nụ cười của tôi có khi méo, có lúc tròn, nhưng tôi vẫn đang cười chứ không phải một khuôn mặt dàu dàu khó sống. Vậy mà chị làm tôi buồn quá, tôi không làm sao cười tròn nữa, tôi không làm sao an tâm với nụ cười của mình khi nó không xuất phát từ một niềm vui đích thực, tôi hay trầm tư hơn, buồn buồn mà “không hiểu vì sao tôi buồn”… Tôi giận chị ghê, vậy mà tôi quý chị mới chết chứ. Văn của chị giống như một bản nhạc hay và buồn, nó làm cho tôi khó lòng vui được nhưng nó thích hợp cho những lúc một mình, như có thể an ủi và chia sẽ những cảm xúc theo tâm trạng của mình. Có khi tôi sợ những nỗi buồn, không dám chạm vào vì sợ lòng mình đau nhói. Nhưng nỗi buồn như một phần trong con người chúng ta trước cuộc sống còn rất rất nhiều chuyện không thể nào cười nổi. Vì thế mà tôi vẫn tìm kiếm những điều mà chị đã viết, đã nói thay tôi và nhiều người khác – những nỗi buồn! Cảm ơn chị!"

    ReplyDelete
  20. Cảm ơn bạn. Từ thuở tạo thiên lập... blog tới giờ mới có một comment dài cỡ vậy. Cảm ơn bạn đã đọc "sầu...", một truyện ngắn mà tôi nghĩ không phải ai cũng chấp nhận nếu như đã quen "kiều Nguyễn Ngọc Tư". Cảm ơn vì đã chia sẻ nỗi buồn.

    ReplyDelete
  21. Tu oi, Tu co blog hay lien lac cua Nguyen Ngoc Thuan, cho tui xin voi, tui kiem quyen "Tren doi cao chan bay thien su" cua anh Thuan qua troi..ma khong ra...nen tinh hoi anh ay, muon photo cung duoc hichic

    ReplyDelete
  22. Tui yêu anh Thuan, nhung yeu tham thoi, nen tui khong co dam lien lac voi anh ay, vi so... cam long khong dau. Ban co the goi den bao Tuoi Tre, ngay nao anh cung o do, hong noi mot cau nao. (tui doan vay).

    ReplyDelete
  23. Anonymous9/12/2007

    cam on Tu, tui cung yeu Tu..ma yeu noi ra...va doc truyen cua Tu deu deu

    ReplyDelete
  24. Anonymous9/14/2007

    E chào chị Tư. Đọc truyện của chị lâu rùi mà giờ mới biết Blog của chị. Hik!E ko hiểu sao mà mỗi lần đọc truyện chị viết e thấy nó ngồ ngộ, hiền hiền. Trong lúc đọc, rùi đọc xong thấy buồn buồn. Chỉ truyện Cánh đồng bất tận (e ko có mua sách, chỉ đọc trên báo Tuổi trẻ theo kỳ) thì thấy nhiều đoạn vừa ngộ vừa buồn vừa xao xót làm sao í. Nghĩa là e đọc tới đó thì thấy phải bật cười, mà cười xong thì thấy lòng dạ cứ xốn xang, đành chặc lưỡi lắc đầu một cái. Vậy đó. Thiệt tình mà nói đọc Cánh đồng bất tận e chả thấy có cái gì giống miền Tây (hik, e người Miền trung nên ko biết nói thế có hơi thất lễ ko!!!). Lúc đầu thấy tên chị e nghĩ chắc phải là miền Tây rặt cơ, nhưng càng đọc càng thấy ko phải. Rồi đọc dần e cũng chả còn để ý là miền nào nữa. Nhưng mà e thấy thương hai chị e N với Đ quá. Nhứt là cái đoạn nghe mùi thịt kho tàu í. Sao mà tội ghê. E thấy sao mà gần gũi với mình dễ sợ, chứ có phải là miền Tây xa lơ xa lắc nào đâu? Nó cứ như ở ngay trước mắt e vậy. E đọc mà chảy nước mắt hồi nào ko hay, trong khi miệng thì vẫn cười, thế có...dở hơi ko? Hik hik! Rồi sau này đọc mấy bài chị viết trên báo này báo nọ, rồi bạn bè gửi link cho e. E có đọc cái tạp bút chị viết gì mà liên quan đến Ngưu Lang Chức nữ í. Lại cũng cái nhìn ngồ ngộ, là lạ. Lâu quá ko gặp nhau thì khi gặp lại biết gì mà nói? Kể ra cũng đúng thiệt. Nhưng mà sao e thấy giọng văn của chị nó có chút gì đó gọi là hơi...tưng tửng. Hik, ko phải e chê hay làm nổi gì đâu. Là vì e thấy nó cứ tưng tửng thiệt. Mà e cứ đọc văn chị là cười, cười xong lại thở dài.
    Mấy vụ ì xèo về truyện chị viết, e có theo dõi. Mà càng theo dõi e cứ càng thấy ngộ nghĩnh sao đó. (Kỳ hén, cái gì dính tới chị cũng ngộ ghê!). E chả hiểu sao người ta lại có những suy nghĩ về văn chương như vậy! Đặc biệt là ý kiến của mấy bác cựu chiến binh. Hihi! E đọc mà thấy ấu trĩ đến chán chả thèm nói luôn. E tự hỏi Trăm năm cô đơn mà viết ở VN thì thế nào nhỉ? Vậy thôi. Còn mấy bài viết khen chị e cũng có đọc. Nhưng mà cái câu chị viết trên Blog này thì e ko thik. Người ta có thể ko hiểu hết văn chương của chị, bởi vì cái này hay cái khác, hoặc giả người ta có hùa theo a dua, thì cũng là người ta có ý tốt với mình (trong chừng mực nào đó, dù là giả vờ có ý tốt cũng được). Vậy là đủ rồi chị ơi. Việc gì phải điên cái đầu hả chị? E nghĩ văn chương là chuyện của văn chương. Còn chuyện người ta nhân cơ hội lấy văn chương để làm cái nọ cái kia thì kệ họ. Giá mà chị cứ tửng tửng như văn của chị thì hay!
    Giờ e hơi lờ mờ hiểu là tại sao văn của chị nó vừa ngộ vừa buồn rồi. Là vì chị chê người ta mà chê nhẹ nhàng cứ như là nói chơi thôi. Nói đùa thôi. Cứ như là một buổi ngồi nói chuyện với bạn bè dzui dzẻ tự nhiên vừa cười vừa nói: "Sao ai cũng bảo nhỏ H xinh vậy cà?!". Hihi! E nói thế là do e cảm nhận chủ quan thôi. Có thể e hiểu chưa đúng bản chất văn của chị nên mới thế, chị đừng có điên đầu lên nha!! E vẫn thik đọc văn của chị lắm. Nhưng một số quan điểm của chị thì e chả thik tí nào. Như cái ví dụ chị bảo là thay vì nói thế này...lại đi nói thế kia...Là chị bắt người ta hiểu theo quan điểm của chị rồi. Có thể chị chìm đắm trong thế giới của chị, nhưng thà chị để mình chị đọc thôi. Còn chị đưa ra cho người khác đọc, họ lại thấy "nó hiện thực ghê, tui thấy hoài" thì chị cũng đâu có trách họ được, nhỉ? Còn cái chuyện mà khen ngợi um bà xùm quá cái sự thực thì...ui thui, chuyện thường chị ơi. Nhiều lúc phân tích văn thơ e tự hỏi: "Chặc, liệu có phải ông Hàn Mặc Tử (hay Nguyễn Khuyến v.v và v.v) nghĩ vậy thật ko ta?!", nhưng mà cứ phải phăng tơ di vào là "t/g tinh tế chỗ này, t/g thần sầu chỗ kia...". May mà e vẫn thường xuyên bị phê lạc đề chị ạ, vì toàn phân tích đâu đâu, toàn nói cái hay mình cảm được chứ chả chịu nói cái tài giỏi của tác giả. Hik hik!
    Dù sao e vẫn mong chị với những nhà văn VN có được những tác phẩm để đời. Chả hiểu sao, e cứ thấy tư duy của văn phương Tây nó hay lắm, hay hơn hẳn của VN mình (so sánh thế này...khập khiễn nhỉ??!). Nhưng đọc văn p. Tây bao giờ cũng thấy một cái gì đó thật tự do. Cái lãng mạn của họ cũng rất chi là trí tuệ và bay bổng, ko "sến". Như Hoàng tử bé này, cánh buồm đỏ thắm này, Rừng Nauy này, Peter Pan này, Momo này, Trăm năm cô đơn này,Mặt trời nhà Scorta này...Chỉ ví dụ thế này thôi: cái cách Micheal Ende viết về thời gian, về cội nguồn thời gian (ai đọc thì biết chứ e ko đủ sức phân tích, chỉ biết cảm nhận thôi!!!)và hành trình cô bé Momo đi tìm lại thời gian cho mọi người, e nghĩ cả trăm năm nữa cũng chả có nhà văn VN nào viết được như thế. Văn VN mình bao giờ nó cũng thế nào ấy, chỉ có người VN mình cảm được thôi, chứ người nước ngoài chưa chắc 10 đã có nổi 3 người cảm được, thẩm được cái hay trong đó!!!
    E thik Cánh đồng bất tận của chị cũng vì một lẽ, đó là e hình như đã tìm thấy được chút gì đó để tạm gọi là "có thể xuất ngoại". Nhất là cái câu kết: (hình như là) là trẻ con đôi lúc nên tha thứ lỗi lầm của người lớn. Cái ý này nói thiệt e đã đọc thấy trong Hoàng tử bé, cả trong Peter Pan. Cái kiểu tư duy đó e chưa đọc thấy ở nhà văn VN nào, cả của anh Nguyễn Ngọc Thuần cũng vậy. E đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, thấy hay, nhưng đọc tiếp Một thiên nằm mộng, rồi Ngày bất tận và ngân dài từ đó, thì thấy thất vọng sao đó. Nó cứ vậy hoài, nó không có thoát khỏi cái vòng cô đơn của nó để mà hoà nhập với thế giới rộng lớn của nhân loại bên ngoài.
    Chẹp, viết dài quá, chắc Chị Tư đọc mỏi mắt rồi. Thôi e dừng đây. Cũng sắp đến giờ về rồi. Hẹn gặp lại chị Tư nha. (chị có bảo e sính ngoại e cũng ko phản đối đâu. Vì e thấy đúng là e sính ngoại thật. Bỏ mấy trăm mua Haruki e ko tiếc, mà bỏ mấy chục mua truyện chị e lại tiếc! Hik! Ko phải e xem thường gì đâu, là e cũng ko hiểu tại sao lại thế thôi. E cũng dằn vặt lắm chị ạ! Nhưng tình cảm nó thế rồi...!!!)
    (hik, viết xong chả biết cách nào mà Post lên đây!!)

    ReplyDelete
  25. Anonymous9/14/2007

    hic hic chị Tư ơi, e lần đầu dùng kiểu Blog này nên lỡ có post liên tục nhiều nhận xét chị cũng thông cảm nha! Hik!

    ReplyDelete
  26. Tôi ít khi đọc báo ấy thế mà "dời"xui đất khiến thế nào hôm nay tôi vào mạng của "công dân blogger" đọc bài của Nguyễn Ngọc Tư sao mà hay đáo để. Cám ơn nhà văn NNT đã "thửa" một bài hay. Mà này! đằng ấy có dính dáng gì đến nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn không thế nhẩy?

    Nguồn Sống

    ReplyDelete
  27. Xin vui mung thong bao voi ban la toi khong dinh dang gi voi Nguyen Ngoc Ngan.Ong ay la ai vay ta ? Ong ay viet cai gi ? Toi chua tung doc. Ong ay lam gi thi toi biet.

    ReplyDelete
  28. Theo tôi biết Nguyễn Ngọc Ngạn là nhà văn hiện đang sống bên Canada thì phải.

    ReplyDelete
  29. Toi chi biet ong ay la MC.

    ReplyDelete
  30. Chị Tư nói về 3 tờ báo lớn đó thiệt là đúng quá xá. Em cũng đang lo cho Tuổi Trẻ, tờ báo thân thiết chinh phục bạn đọc bởi cả ngòi bút sắc sảo và cái "tâm" lớn.

    ReplyDelete
  31. Anonymous10/03/2007

    Thì cũng thế thôi! cóc nhái

    ReplyDelete
  32. Em đọc "Cánh đồng bất tận" của chị, rồi sau đó đọc "Vết thương". Em rất thích cách chị viết truyện và nội dung của truyện. Lúc nãy đọc trên báo, thấy CĐBT được xuất bản bên Hàn, vui lạ. Và cũng có đề cập đến blog chị nên em mới tìm để vào chào chị 1 câu. Rồi em thấy trong google search lại đề cập đến bài này nên vào xem.

    Em trình bày hơi dài dòng. Chị ko biết em ^^ nên chắc sẽ ko chú tâm đến :P Em muốn nói với chị rằng em rất vui vì sách của chị được xb bên nước ngoài :) Và rằng em rất thích các truyện chị viết.

    Em chào chị

    Trang

    ReplyDelete
  33. tôi thích giọng văn cuã Nguyễn Ngọc Tư,có thể trong giới nhà văn Việt tôi chĩ nễ phục 3 người : Nguyễn Nhật Ánh,Nguyễn Ngọc Tư,Đổ Hoàng Diệu.Nguyễn Nhật Ánh thì ko nhìu,phần vì ông viết ko thiêng về hiện thực,còn 2 nhà văn nữ tôi rất thích,cố giữ lấy niềm tin trong lòng đọc giả nhé Tư :)

    ReplyDelete
  34. Chào chị Tư, Em là Cao Mạnh Tuấn bên TinNhanhBlog.Com. Giờ mới biết blog của chị ở đây nên sang thăm. Chúc chị khỏe. Có gì ghé thăm blog của em bên 360: http://360.yahoo.com/nguagia78 hoặc ủng hộ trang Tin Nhanh Blog giúp em nhé. Hehe

    ReplyDelete
  35. truoc het chao chi Tu !
    em la nguoi moi, xin hoi nick cua chi la SAU RIENG phai ko a
    muon gap chi noi chuyen qua/, ko biet chi co thich tiep chuyen voi Đọc giả cua minh ko?
    qua giong van em nghi~ chi tinh tế, sâu sắc nhung lai hời hợi,lại đậm chất Nam Bộ
    nói thật la truyên nao của chị em cũng thích cả. ko cần biết diễn biến câu chuyện như thế nào nhưng đoạn kết lại có ý nghĩa, tưởng chừng như nó ko có kết thúc, đọc xong là suy nghĩ, trầm tư, cuời rồi lại hối tiếc, nói chung tất cả cảm xúc của con người đều trải qua khi hết truyện
    chà ! nãy giờ nói lung tung gi chẳng hiểu rõ, chỉ biết là nhắn cho chị biết có sự tồn tại của 1 Đọc Giả rất hăm mộ ngôn từ, giọng văn của Tư

    ReplyDelete
  36. Anonymous10/02/2008

    (vì cái anh Tiền Phong xứ Bắc đang mệt phờ chạy theo mấy cô hoa hậu, vì anh Thanh Niên đang xí xớn cảm tạ lãnh đạo, ngây ngất vì cái sự Duyên dáng Việt Nam, vì An Ninh thế giới đang đau đầu vì số tới không biết in bài gì ca ngợi Tổng biên tập cho kêu)

    Cái này mà các bác bên TN,TP và ANTG đọc được thì sao Tư ơi!

    ReplyDelete
  37. Anonymous3/24/2009

    Trời ơi! kiếm được blog của chị em mừng quá, ghiền sách của chị biết bao lâu rồi mới tìm được bolg của chị, sách nào của chị em cũng có hết.Đọc cuốn "gió lẻ" em hơi buồn...thấy lạ lẫm...tại nào giờ quen với cách viết cũ của chị rồi, mà thôi, làm nhà văn phải thay đổi,phải sáng tạo cái mới phải không chị,em muốn được gặp chị lắm,chừng nào có dịp về Cà Mau chị dành chút thòi gian gặp em nghen chị.

    ReplyDelete
  38. Anonymous3/26/2009

    Chị Tư ơi! Em trông sách mới của chị quá chừng, từ lúc cuốn Biển của mỗi người ra đến giờ em cứ thỉnh thoảng chạy ra nhà sách xem có sách mới của chị không. Chị cho em xin nick yahoo của chị được không? Em rất muốn được nói chuyện với chị, nếu chị đồng ý thì chị email cho em qua địa chỉ: [email protected] nghen chị.
    Em cảm ơn chị trước

    ReplyDelete
  39. Ngoc Tu oi, Cam giac tren day hay lam, nhung hinh nhu co mot chi tiet sai: Nghia "vua qua tuoi 46" phai hon thang nhoc "17 tuoi" 30 tuoi chu, sao lai chi hon co 24 tuoi?

    Co mot sinh vien Han Quoc thac mac ve cau nay: Chị sống nhờ những món tiền họ cắm câu đêm đêm, bằng tiền bán lúa, dừa khô hay những buồng chuối chín. "Cam cau dem dem" o day la nghia den hay nghia bong? (Cam cau la mua dam, hay la cau ca?)
    Nho Ngoc Tu giai thich gium nha.
    Cam on, chuc luon hanh phuc va viet hay.
    NTTX

    ReplyDelete
  40. Ngoc Tu oi, Cam giac tren day hay lam, nhung hinh nhu co mot chi tiet sai: Nghia "vua qua tuoi 46" phai hon thang nhoc "17 tuoi" 30 tuoi chu, sao lai chi hon co 24 tuoi?

    Co mot sinh vien Han Quoc thac mac ve cau nay: Chị sống nhờ những món tiền họ cắm câu đêm đêm, bằng tiền bán lúa, dừa khô hay những buồng chuối chín. "Cam cau dem dem" o day la nghia den hay nghia bong? (Cam cau la mua dam, hay la cau ca?)
    Nho Ngoc Tu giai thich gium nha.
    Cam on, chuc luon hanh phuc va viet hay.
    NTTX

    ReplyDelete
  41. Anonymous4/27/2010

    Chị ơi, chị viết bài này làm em cảm động quá. Đúng là thay vì bi quan và mất hết niềm tin thì mình đổ tâm huyết ra lấp những chỗ trống mà người đi để lại mới là cách làm phải. Cứ manh động, bênh không đúng cách đâu phải là hay.

    Chị Tư coi hiền lành vậy mà nhìn mọi thứ được thấu suốt và kiên cường bền bỉ ghê. Chúc chị nhiều nghị lực và sức khỏe để tiếp tục tâm huyết với cuộc đời này chị nhé. Người có tài, có tâm và sáng suốt như chị bây giờ khó tìm ghê lắm.

    ReplyDelete
  42. Anonymous11/14/2010

    Tôi chưa từng đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, chỉ đọc những bài nói về cô. Nhưng tui cũng cảm nhận được cô là một người “tưng tửng”. Một người đã nghĩ những điều không ai nghĩ đến. Dám nói những điều mọi người đều không biết hoặc không dám nói. Một sự “tưng tửng” rất đáng yêu. Đáng được trân trọng. Chỉ khuyên cô “ Tư” một điều: Mình hãy luôn là mình. LET IT BE ME….
    Trân trọng và mong được làm bạn với cô,
    -phước
    [email protected]

    ReplyDelete
  43. Anonymous11/03/2011

    Đọc truyện chị sao mà muốn khóc ko hà , nhiều khi tả nhân vật ko khóc mà mình vẫn thấy đau .Sách nào chị xuất bản em đều mua hết,mà em hỏi thiệt chắc chị viết truyện vui ko được đâu ha? buồn dễ viết hơn thì phải ? chị có bị thất tình ko mà viết về người bị phụ bỏ hay đến rớt nước mắt vậy . Nói chung rất hâm mộ chị, khi buồn đọc truyện chị khóc đã đời luôn ....hu..hu

    ReplyDelete
  44. Anonymous7/11/2012

    Tư ơi,
    Chị thương và quý Tư quá chừng luôn. Mới đây, chị tặng hai quyển tuyển truyện ngắn của Tư cho chị chồng của chị, sau khi chọn mãi không biết tặng gì cho một Bác sĩ Tâm thần rất sâu sắc, nhân ái cách mình nửa vòng trái đất.
    Chị ấy hồi đáp như vầy:
    H thương mến,

    Tối nay ở đây là lễ Độc Lập, chị có thơì giờ đọc gần xong 2 cuốn sách H gởi. Chị định gọi điện thoại nhưng nghĩ H chắc đang bận dạy học nên thôi. Tác giả còn trẻ mà có lòng vị tha, hiểu đời, viết nhửng mảnh chuyện như có thật, buồn khắc khoải. Trên đời nầy cái tình cảm quan trọng nhất không hẳn là tình vợ chồng hay tình mẹ con. Đó là cái tình của một con người với con người. Tác giả tả rỏ cái tình người đó trong chuyện Dòng Nhớ, một câu chuyện thật cảm động. Hy vọng có nhiều người biết thưởng thức tác phẩm của tác giả, thì cuộc đời được êm đềm hơn, con người ít chà đạp xâu xé lẩn nhau.
    Cám ơn H cho chị dịp đọc sách nầy. Mến chúc H T luôn an vui.

    chị Đ

    ReplyDelete