Aug 13, 2008

thấy đúng

(trích bài phỏng vấn nhà văn Sơn Nam của Thanh Phúc, VTC News)

Lớp nhà văn trẻ sau này hầu như không có ai quan tâm nghiên cứu và viết về sách biên khảo, theo ông thì vì sao?
Sách này khó viết, đòi hỏi phải kiên nhẫn ngoài kiến thức. Viết sách tiền chậm, mà lớp trẻ bây giờ ham kiếm nhiều tiền, thiếu kiên nhẫn nên không ai chịu theo nghề viết văn.

- Trong khoảng gần 60 tác phẩm của mình, ông tâm đắc về quyển sách nào nhất?
Tập truyện “Hương rừng Cà Mau” và “Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa & Văn minh miệt vườn”.

- Có một dạo, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn nhận xét thế nào về quyển sách này và về tác giả?
Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.

9 comments:

  1. Anonymous8/13/2008

    Chỉ dẫn cái gì hả Tư?

    ReplyDelete
  2. Anonymous8/13/2008

    http://daohieu.com/website/?pg=cs&id=252

    Ông Sơn Nam qua đời

    ReplyDelete
  3. Cô Tư viết hay và chẳng có gì "hỗn". CĐBT hay và đáng để đời! Nó là một truyện (HƯ CẤU) chứ không phải sách biên khảo... Hơn ai hết, chính những "nhà có thẩm quyền" hiện nay mới cần được "chỉ dẫn" thêm về nguyên tắc sáng tác căn bản!

    ReplyDelete
  4. Anonymous8/13/2008

    Sáng nay báo đăng tin nhà văn Sơn Nam qua đời,thật bất ngờ và xúc động.Rồi mở blog SAURIENG xem hy vọng có gì không, ừa! có ngay "thấy đúng".Tía mắng con hỗn là mắng yêu,là để cho người khác khỏi đánh con mình, việc gì phải cãi tía. Biết đâu trong bụng tía cười khà khà: giỏi lắm! mai mốt nối nghiệp tía được đó. Còn NNT nghĩ về tía như thế nào, những kỷ niệm với SN?

    ReplyDelete
  5. Tôi đã bày tỏ thái độ, thấy đúng.
    Mà thấy mấy bạn cự ông già đó quá xá.

    ReplyDelete
  6. Anonymous8/13/2008

    Tui khoái cách nói gọn lỏm "thấy đúng!" của chế Tư ghê, bi nhiêu đó thôi cũng đủ thấy chị suy nghĩ gì về nhận xét của ông Sơn Nam. Tui thương cả hai người luôn!

    xin lỗi vì nặc danh, Bac3phiq6

    ReplyDelete
  7. Anonymous8/14/2008

    xưa nay nhiều người "đánh" CĐBT nhưng nói không đúng, nhưng nhà văn Sơn Nam nói thì đúng là phải nhìn nhận, vì những gì Ông biết, yêu và viết về Nam Bộ, về Cà Mau, và vì nhân cách của ông.
    Thực tình, hình ảnh người cha trong CĐBT là một cảnh báo về lòng thù hận, hay, nhưng đúng là nông dân Nam Bộ không như vậy.
    Trẻ thì luôn phải học, nhất là người có nhân cách và hiểu biết như Sơn Nam, tiếc là ông đã ra đi, và ít người đủ đàng hoàng tử tế còn lại..
    Nhưng, cũng như bạn nặc danh ở trên, tôi thương cả hai

    ReplyDelete
  8. Anonymous8/14/2008

    xưa nay nhiều người "đánh" CĐBT nhưng nói không đúng, nhưng nhà văn Sơn Nam nói thì đúng là phải nhìn nhận, vì những gì Ông biết, yêu và viết về Nam Bộ, về Cà Mau, và vì nhân cách của ông.
    Thực tình, hình ảnh người cha trong CĐBT là một cảnh báo về lòng thù hận, hay, nhưng đúng là nông dân Nam Bộ không như vậy.
    Trẻ thì luôn phải học, nhất là người có nhân cách và hiểu biết như Sơn Nam, tiếc là ông đã ra đi, và ít người đủ đàng hoàng tử tế còn lại..
    Nhưng, cũng như bạn nặc danh ở trên, tôi thương cả hai

    ReplyDelete
  9. Anonymous8/19/2008

    Tôi thấy CĐBT không "ở" Nam bộ, nên không thể nói người cha đó không đại diện cho người cha "nông dân ở đó". Ổng đại diện cho kiểu người như ổng , mắc trong một cuộc đời như cánh đồng bất tận.
    Tôi nghĩ không cần thấy đúng mới là thương ông già Sơn Nam, thương thì ổng đúng/hay ở đâu đó cũng đủ để thương rồi.
    Tôi cũng thích đọc ông Sơn Nam, cũng thương ổng, nhưng ông nói về CĐBT không có gì đúng, trật lấc.

    Bạn Hiền

    ReplyDelete