Jun 15, 2008

Nỗi nhớ con người…

Hôm ông Sáu qua đời, người nghệ sỹ kể rằng, có lần anh được ông quàng vai đi vào rạp hát. Anh cảm động lắm, ‘tôi có cảm tưởng mình đi coi hát với ông chú ông bác họ hàng mình chứ không phải được ông thủ tướng cặp cổ sóng đôi!”. Cử chỉ thân mật này có lẽ anh đã nhận được hàng trăm lần trong đời, từ bạn bè, đồng nghiệp, từ khán giả… nhưng cái quàng vai của buổi chiêu đãi hôm nào đã khiến anh nhớ mãi, bởi người đặt tay lên anh là một quan chức cấp cao.

Người nghệ sỹ dường như có chút ngạc nhiên. Trongký ức mà người ta kể về ông trong những ngày này, trên báo, đài hay trên blog, đều là những câu chuyện cảm động pha lẫn ngạc nhiên. Chị thanh niên xung phong nhớ hoài hình ảnh ông lãnh đạo thành phố đi xe Jeep, không còi, lặng lẽ đến thăm doanh trại, ăn cơm chiều đạm bạc cùng họ. Anh nhà báo ngạc nhiên tại sao mình chụp được bức ảnh ông thủ tướng đứng… một mình. Tôi cũng vậy, cũng đầy trân trọng khi nhìn thấy ông tự cầm... cây dù đi dưới mưa thăm đồng bào trong một ngày bão lũ. Đôi khi người ta quên ông ấy cũng có thể làm như vậy, bình thường như một con người.

Và nếp nghĩ này, đã khiến những việc làm giản dị nhất trở thành nỗi nhớ sâu sắc nhất. Gọi tên một vị quan chức, người ta nghĩ trước hết ở ông ấy (hay bà ấy) chất việc mà quên chất người. Tôi không biết vì sao. Có thể từ hồi trẻ con, tôi chỉ biết những anh hùng những lãnh tụ bằng công việc, bằng chiến công. Họ hoàn hảo. Không anh hùng nào kể tôi nghe về tuổi trẻ của mình, như Ernesto từng kể. Tôi không gọi ông bằng Che Guevara, vì năm ông đi xuyên châu Mỹ la tinh bằng xe gắn máy, ông chỉ là một sinh viên trường y 23 tuổi, vô danh, bị chứng bệnh hen suyển hành hạ, thích đi đây đi đó, dù chỉ bằng xe đạp Micron hay chiếc La Poderosa II tàn tạ. “Vị vua của đường phố”, như ôngtự nhận, viết cuốn nhật ký về những ngày lang thang phiêu lưu của mình. Đi và đói. Ăn cắp rượu. Xin ăn bằng đủ thứ mánh khóe. Tán vợ của người khác bị rượt chạy dài. Bắn chết con chó cưng của chủ nhà vì tưởng là… báo. So đo tị nạnh khi bạn đường được phụ việc trong bếp còn mình thì phải chùi rửa… bồn cầu. Ernesto trẻ con, dại dột, ngang tàng, lãng mạn và đôi khi liều lĩnh. Đầy chất người.

Nhưng những anh hùng của đất nước tôi, sự hoàn hảo đã đẩy họ tới một thế giới cao vời. Tôi càng lớn càng thấy họ xa hơn chút nữa. Họ không ăn sáng sì sụp ở những cái quán cóc bên đường, họ không đưa con cái đến trường, họ không dầm mưa cuốc giồng trồng rau… như ba tôi thường làm. Cuộc sống của họ có cái gì đó bí ẩn, xa vợi, trong những bức tường công sở cao nhiều chốt gác, trong những đoàn xe công du có còi cảnh sát mở đường, trong những buổi hội nghị quan trọng và long trọng, trong những cuộc đi đông đúc, cờ hoa lộng lẫy…

Tôi không biết họ có khi nào buồn ngẩn ngơ trước màu nắng xế, họ có vui vẻ hát vống lên khi thấy hào hứng, yêu đời !? Đôi khi nghe mấy bác nông dân vui vẻ nhắc một ông chủ tịch nào đó vừa xuống thăm dân, “ổng làm lớn mà ngồi chèp bẹp ngoài vườn nhậu cá lóc nướng trui với tụi tui, thấy thương hết sức…”. Mấy ông già khen, mà sao nghe buồn, giữa “làm lớn” và “ngồi chèm bẹp ngoài vườn…” có gì tương phản, mà người dân tấm tắc như lâu lắm mới thấy, như hiếm hoi, như như một sự kết hợp kỳ tích ?!

Khi điều bình thường trở thành điều ngạc nhiên, chuyện đó đương nhiên đã không bình thường. Chúng ta ngạc nhiên một ông chủ tịch tỉnh đi làm bằng xe… máy (ông này mà đi bằng xe đạp thì bảo đảm bà con sẽ ùn ùn chạy theo coi, như coi… xiếc). Chúng ta mừng rỡ khi anh cảnh sát giao thông cự tuyệt tiền hối lộ. Hoặc ngỡ ngàng khi thấy quan chức cấp cao vừa về hưu tự... trả tiền cafe trong quán nhỏ xiêu vẹo bên đường. Chúng ta vẫn nhận ra ông và yêu quý ông hơn vì điều đó. Cốt cách của một vị lãnh tụ không dựa vào cravat, hay chuyên cơ ông đi, hay chiếc xe ông ngồi… Giống như bản chất người nghệ sỹ không phải ở lối ăn mặc, lối nói chuyện, hay cách phì phèo điếu thuốc…

Giống như cốt cách của anh công an không phải là mặt mũi lạnh tanh, chẳng nói cười. Tôi đã từng kể một câu chuyện, về chị bán dạo ở vỉa hè ngẩn ngơ hoài vì anh công an biết cười làm chị quên tiếc mớ hàng bị tịch thu. Cái biểu cảm bình thường nhất của con người, là cười, bỗng một hôm người ta thấy không bình thường nữa. Và chúng ta thấy xa lạ, bỡ ngỡ và cảm kích những cái quàng vai, những lời thân ái, những bàn tay nồng ấm, những câu chuyện bông đùa…

Lâu nay, chúng ta vẫn đi trong nỗi nhớ thênh thang, nhớ người và những gì thuộc về người... Nhưng biết chẳng nên chờ đợi và hy vọng, những cảm giác đó dần bị quên đi, cho đến một ngày ta nghe người nhắc, "năm ngoái, tôi với ông ấy còn ăn bánh xèo với nhau...". Trời, làm quan mà cũng ăn bánh xèo ?!

10 comments:

  1. đồng cảm với chị...

    ReplyDelete
  2. chuyện không hay mà viết hay

    ReplyDelete
  3. Anonymous6/15/2008

    ừa, nhiều khi thấy những chuyện được ca ngợi hết cỡ thật ra là chuyện.. rất bình thương, hìhì

    ReplyDelete
  4. Anonymous6/16/2008

    Chủ nghĩa anh hùng cá nhân đấy thôi. Cái mà người ta luôn gào lên đánh đổ thì người ta vẫn luôn làm, nhân danh một tập thể.

    Cứ thần thánh hóa các lãnh tụ, họ tưởng đã ngu dân đến mức nói gì dân đen cũng tin.

    Họ thật đáng thương !

    ReplyDelete
  5. Anonymous6/16/2008

    Co dieu phai noi la den khi khong con quyen hanh trong tay "dong chi Sau Dan" moi noi chuyen tu do ngon luan, chuyen dan chu.

    Phai chang Ong so nguoi ta khong con nho "Sau Dan" la ai

    ReplyDelete
  6. Hay. Đề tài không phải là mới, nhưng viết nhẹ nhàng, có duyên.

    Tuy vậy, về khía cạnh khác, nói đến chính khách thì tôi vẫn coi những chuyện bên lề chỉ là gia vị thôi, cùng lắm là món tráng miệng. Món chính vẫn phải là tư duy, tính cách riêng của ông ta/bà ta; thành quả (và/hoặc hậu quả) những gì ông ta/bà ta đã làm trong sự nghiệp.

    Các lãnh đạo xứ ta được vinh danh cùng một khuôn sáo theo kiểu "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào", siêng làm, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng. Chả có gì riêng cả. Rất chán.

    Về thành quả thì thường nhấn mạnh công lãnh đạo tập thể mà nhẹ dấu ấn cá nhân, còn hậu quả thì dĩ nhiên là lơ hẳn, chìm trong "trách nhiệm tập thể".

    ReplyDelete
  7. Anonymous6/19/2008

    "VINH QUANG SAU KHI CHẾT"

    ReplyDelete
  8. Anonymous7/01/2008

    Người Lính ở miền Nam nước Việt

    by Phan Nguyễn Tường Như,


    Súng, đạn, chập ba-lô
    Chụp xuống hơn sức nặng
    Nhẩy trực thăng gào khấp
    Bãi ruộng dày chông giăng.

    Anh đứng dẹp biểu tình
    Anh chống phe đão chính
    Trần trụi giữa đạn khói
    Ðá ào ào ném nhanh.

    Nuốt vội miếng cơm sấy
    Từ vực khổ điêu linh
    Góc đồn nhỏ hẻo lánh
    Ôm vợ chờ giờ sinh.

    Thật với sức "nên Thánh"
    Anh chiếm lại Cổ Thành
    Ðánh giải vây An Lộc
    Phá đả viện Kontum.

    Ðóng quân đêm chỗ lạ
    Trên chiếc võng cơ hàn
    Dụi điếu thuốc cháy dỡ
    Chợt nhớ đời tân toan…

    Buổi cuối cùng thống nhục
    Lề đường trước nghĩa trang (*)
    Cởi giây chạc đeo đạn
    Bật khóc với Sàigòn!!
    (*) Ðường Phan Thanh Giản,
    Nghĩa Trang Mạc Ðĩnh Chi.

    GI coming home!!
    Tung vòng hoa ngũ sắc
    Người Lính đi về đâu
    Chập chùng mầu cờ đỏ…

    ReplyDelete
  9. Anonymous7/22/2008

    DÒNG SÔNG,
    VÀ CON THUYỀN HAI MƯƠI TUỔI
    Còn nhớ gì không Gia
    trong những đêm đen nào
    lũ chó mực cất cổ tru thảm thiết bên những căn nhà trụi
    nóc
    Rồi theo đó chiến tranh trở về
    với chiếc cày lửa và mầm đạn đồng
    gieo mạ xuống ruộng vườn chúng ta
    Nơi đó mọc lên những cây than đen tuyền
    và lũ quạ mun ủ rũ đôi mắt tròn số không

    Tiếng tru thất thanh của thời gian chó má
    Từng bầy từng lũ bị đập đầu hy sinh cho cách mạng
    Ôi vinh hạnh thay lũ chó!
    Những con chết hụt trung tín chạy về
    Chủ lại mang chúng đến nơi hành huyết
    Đòn cây giáng xuống
    con mắt văng ra rớt trên nền đất cứng
    con mắt kia vẫn không ngớt phóng ra lời kêu cứu người
    chủ thâm tình
    còn nhớ không Gia?

    Còn nhớ gì không
    Những tầm vông vạt nhọn
    những bầy chân đi trần
    những lỗ mắt ngời ngời
    những rừng đèn chai đứng dậy trong đêm khuya
    đòi giải phóng
    tự do
    độc lập

    Còn nhớ gì không Gia?
    Tụi mình còn quá nhỏ để hiểu cách mạng, bầu cử, Việt
    Minh, Quốc Dân đảng…
    Tụi mình chỉ biết cơm bắt đầu khô
    nước mắm hẹp hòi và những khoanh thịt bắt đầu thưa thớt
    trong bữa ăn
    Nhưng tụi mình khoái chí vì không phải đi học
    đó là thời kỳ cha anh chúng ta thì thầm rất khuya bên ngọn
    đèn dầu
    đó là thời kỳ ruột xe đạp được cắt ra để làm cương ngựa

    Còn nhớ không Gia?
    Những mảnh ván vụn được ghép thành ghe
    thành xuồng thành tam bản
    những con tàu Noe hớt hải trên khắp các ngã sông
    chở theo gạo muối gà vịt trẻ con bệnh tật và nỗi sợ hãi
    kh ẳm khoang thuyền
    Những mắt quạ tròn ngó theo
    những con chim sắt săn mồi trên khắp sông ngòi làng
    mạc
    Chúng sà xuống xạ kích
    và sau đó…còn nhớ gì sau đó không Gia?

    Còn nhớ gì không?
    Những người mất đầu vì cuốn văn phạm ngoại ngữ
    Những người bị mổ bụng vì mặc biên áo trong có in ba màu
    Những đứa con gái mười tuổi bị phá trinh
    Những bà lão sáu mươi bị hãm hiếp
    Lưỡi dao dài phạt ngang
    Huỵch!
    Chiếc đàu bạc rơi xuống như trái dừa khô
    Còn nhớ không Gia?
    đứa trẻ sơsinh nào chết cứng trên đồi vú xanh của người
    đàn bà phọt óc.

    Nhớ gì không nhớ gì không?
    Những mái chèo đập xuống vùng nước mặn
    khơi động những vì sao chi chít như mồ hôi rịn trên trán
    nhọc nhằn
    và tiếng hò trên sông khuya buồn đứt ruột
    “hò ơ…ơ…ơ…
    “chiều chiều chim vịt kêu chiều
    “bâng khuâng nhớ bạn ờ…ờ…ờ…”
    “hò ớ…bâng khuâng nhớ bạn ờ…ờ…
    “chín chiều ruột đau ờ…ơ…ơ…”
    Giấc mơ trẻ con bao giờ cũng đầy những khứa cá kho chim
    muông và bánh trái

    Nhớ gì không Gia?
    Những lời nguyền thiêu trong lửa
    Những phản phúc mặc áo bưng biền
    Những Nguyễn Bình những Tạ Thu Thâu những Hoàng Thọ
    Những người bị thủ tiêu trong rừng vắng
    Những người bị phục kích trên đường về
    Những người bị đánh cướp công lao
    Những người chết không bao giờ nhắm mắt
    Nhớ gì không
    Những căm hờn nuốt trong ngực?
    Nhớ gì không những trái bom hằn học
    Hai tay chèo cuống cuồng mình mẫy quắp co trong cơn sốt
    rét
    Những người trang bị hai bàn chưn kinh
    hoàng tranh nhau ngược chiều trên chiếc cầu khỉ ốm o
    Những bà mẹ lặn qua sông như những con rái cá bị rượt nà
    tay nầy cặp nách một đứa con tay kia nâng một đứa
    nữa lên khỏi đầu

    Nhưng tuổi thơ vốn rộng lượng
    nhớ không Gia?
    Tuổi thơ trốn cơn ruồng bố trở về vẫn ngủ nằm mơ
    vẫn đắp đập bắt những con cá nhỏ
    vẫn ngửa bàn tay cho dàn gà con đến ăn gạo
    và vẫn trang điểm lại lùm cây cho con chim áo đỏ về làm ổ
    Tuổi thơ vẫn sẵn lòng quên những phát súng những mũi
    dao của bọn người lớn

    Còn nhớ gì không Gia?
    Tiếng thét thảm thiết chạy từ đầu kinh đến cuối kinh trong
    đêm bất tận
    “aaaaaa!!! Trời ơi đùng giết tôi! aaaaaa!!!...”
    con dao cùn làm cá chém đến chiếc đầu thứ tư phải cứa
    qua cứa lại nhặp nhằn
    tiếng thét thảm thương của con heo bị thọc huyết túa ra trên
    kinh dài hỗn loạn
    họ không còn thì giờ để rèn dao giết người
    Nhớ không Gia?

    Nhớ không Gia?
    Họ không có thì giờ để cắt cổ từng người một
    Những người bị lùa vào lẫm lúa cửa khóa then cài
    Lửa phóng thiêu rụi tiếng la thất thanh
    Còn nhớ không?
    Họ không có thì giờ đào những lỗ huyệt tập thể
    Những người bị bắt quỳ bên bờ sông
    lưỡi phảng phạt xuống trúng tai trúng cổ trúng vai trúng
    lưng mặc kệ
    phát chày vồ xáng lên đầu tức thì và chưn đạp tiễn họ
    xuống sông những đầu người còn trồi lên:
    “Đ.m. tụi bây, giết tao sao không giết cho thiệt chết?”
    Dòng nước xoáy giựt phăng tiếng nguyền rủa
    Còn nhớ không?
    Lũ tôm chực sẵn bên bờ sông
    Lũ tôm-ăn-thịt-người
    Lũ người-ăn-thịt-tôm-ăn-thịt-người
    Lũ người-ăn-thịt-người-ăn-thịt-tôm-ăn-thịt-người
    còn nhớ không Gia?
    bà mẹ trơ trọi trên đời
    đứng xõa tóc bơ vơ trên nhịp cầu ván
    ngẩn ngơ vói theo đoàn ghe xuôi qua:
    “Nè chết hết rồi nghe! chết hết rồi nghen bây!”
    đôi mắt trắng dờ của trí khôn đánh mất
    còn nhớ không Gia?

    Còn nhớ không
    những muỗng nước cá kho ăn xin về chan lên chén cơm khô
    Này ăn đi con! ăn đi con!
    Nhớ không?
    này thôi nín nín mẹ ru:
    “ầu ơ…gió mùa thu mẹ ru con ngủ…ờ…ờ…ờ…
    “năm canh dài…ờ…ờ…
    “mẹ thức đủ năm canh…ầu ơ…”
    Nhớ gì không Gia
    Lời ru bi thương đó
    cũng từng bầy năm người mười người
    cặp giữa hai thanh tre trôi về chật lòng sông

    Còn nhớ gì không Gia?
    Những kẻ tật nguyền không được quyền tật nguyền
    bằng điện giựt bằng cẳng treo
    bằng roi cá đuối bằng muối ớt trên thương tích xót xa
    Người câm bắt buộc phải trả lời
    những tội phạm họ không bao giờ đủ khả năng nghĩ tới
    Người điếc bị đánh đơ xương sống
    vì không nghe được người ta hỏi gì
    người điên bị bắn bể bọng đái vì không biết phải đứng lại
    theo tiếng hô “Halte-là!”
    và hấp hối nằm đó rên la từ tám giờ đêm cho đến mặt trời
    mọc
    cơn điên không hề thuyên giảm

    Còn nhớ không Gia?
    Người cha được đặt làm loại bàn dốc có lỗ
    trên đó người ta luồn dây cột chặt con mình để đổ nước
    vào mũi vào họng
    Nhớ không những khám nhỏ khám lớn
    Những người mỗi tuần được lùa đi tắm trong ao
    bùn nước sâu đến bụng
    bầy người trần truồng hôi hám nhớp nhúa, ồn ào như đàn
    vịt hãng
    những đứa nhỏ chạy đến (người lớn họ hết tin nhau) nhét
    vội những khúc bánh mì những cặp lạp xưởng những
    miếng chuối khô
    bỏ lại chiếc khăn choàng tắm chưa kịp đưa
    bàn tay chưa kịp nắm
    đôi mắt chưa kịp ngó
    giọt nước mắt chưa kịp rơi
    bầy người gầy guộc xếp hàng trở về nhà giam cũ

    Nhớ không Gia?
    Họ trở về đó đêm đêm bó gối hồi hộp chờ chiếc xe bít bùng
    đậu lại trước nhà giam
    rồi từng loạt năm người mười người được gọi tên
    để đền mạng cho những tên sĩ quan da trắng bị giết
    Những tiếng súng vang dội lại từ một cây cầu sập bỏ hoang
    làm biết bao người
    cha mẹ vợ con anh em nghe trong đêm khuya
    rụng rời

    Còn nhớ không Gia? Những thằng bạn nhỏ đã chết trong lúc chạy giặc
    Những thằng đã rơi rụng cùng máy bay
    Những thằng đã bể nát với trái mìn
    Những thằng đã đánh mất đời mình trên bàn chông
    Gia ơi mầy nằm đó còn nhớ gì không?
    Mày nhớ gì không trong lớp áo hành quân bị đục lủng
    Mầy nhớ gì không?
    trong đêm không bao giờ còn có ngày đó
    Mày còn nhớ gì nhớ gì
    dưới hàng bạch lạp hắt hiu cắm đều khoảng từ đầu đến
    chân mày
    Gia ơi mày làm sao nhớ gì với đạn đồng ngủ quên trong
    ruột gan tim ngực

    Nhớ gì không nhớ gì không
    hở Gia?
    nhớ gì không
    những người đàn ông không có thì giờ để làm tình
    những người đàn bà không có thì giờ để cưu mang
    những bào thai không có thì giờ để chào đời
    những trẻ thơ không có thì giờ để nô giỡn
    những cơ thể non không có thì giờ để già nua
    ngững kẻ bạc đầu không có thì giờ để chu toàn cái chết

    còn nhớ gì hở không Gia?
    con mắt chó trung thành rơi trên nền đất cứng
    bà già cụt đầu lõa lồ bên bờ mương
    đứa nhỏ chết cứng trên đỉnh vú xanh
    những phát chày vồ những cơn lửa táp
    người đàn bà rái cá bà mẹ xõa tóc điên
    những kẻ tật nguyền bị tra tấn
    những kẻ âm thầm gục dưới gầm cầu
    những kẻ bị thủ tiêu trong rừng vắng

    Nhớ lấy Gia!
    nhớ lấy hết những bi thương đó
    để mai kia
    vào những đêm mùa hè thật vắng vẻ
    mày kể lại cho giun dế nghe
    chuyện con thuyền đứt neo
    dật dờ trên dòng sông hai mươi tuổi
    Gia ơi!
    mày hãy tâm sự tuổi hai mươi của mày
    với cỏ cây câm nín
    giữa khuya bưng tối
    đìu hiu
    của đêm hè
    Kiệt Tấn
    Sàigòn 1965

    ReplyDelete
  10. Anonymous12/07/2009

    Hi !.
    might , probably very interested to know how one can reach 2000 per day of income .
    There is no need to invest much at first. You may begin earning with as small sum of money as 20-100 dollars.

    AimTrust is what you need
    AimTrust incorporates an offshore structure with advanced asset management technologies in production and delivery of pipes for oil and gas.

    Its head office is in Panama with structures around the world.
    Do you want to become an affluent person?
    That`s your chance That`s what you wish in the long run!

    I feel good, I began to take up income with the help of this company,
    and I invite you to do the same. If it gets down to choose a proper partner utilizes your funds in a right way - that`s the AimTrust!.
    I make 2G daily, and my first deposit was 1 grand only!
    It`s easy to start , just click this link http://xibonase.freewebportal.com/rysafy.html
    and go! Let`s take our chance together to become rich

    ReplyDelete