Oct 17, 2007

mang sang

À, là mình chuyển cái "sổ tay" sang chế độ "riêng một góc trời" (một mình mình coi) nên có vài bài mình mang sang đây. Xin lổi vì từ đây giấu biệt vài comment của các bạn đã để lại trên "sổ tay".

Thuộc về “chúng”

Tôi vẫn còn giữ cái thói quen hồi còn ở với ba má, ít đi đâu vào những ngày lễ lớn, như Quốc Khánh hay dịp 30/04. Ở nhà và… xem ti vi. Bởi những bộ phim tài liệu hay chỉ tập trung chiếu vào những ngày này. Mà một người trẻ như tôi chỉ có thể tư duy về chiến tranh những thước phim quý giá đó, của cả hai phía, dù hình ảnh phim có mờ, nhập nhoè. Trước khi trở thành một người Việt Nam viết văn, trước khi chạm tới cái gọi là nỗi đau, tôi phải biết chiến tranh là gì cái đã.

Và những hình ảnh trầy xước củ kỹ, tôi xem hàng chục lần, tôi thuộc lòng từng đoạn nhưng cứ mỗi năm, tôi lại nghĩ ra một ý nghĩ mới về chiến tranh. Năm nay, trước những thước phim xước, tôi nhớ tới Ng, tới T, những người bạn viết đồng trang lứa, con của những người cha từng ở phía bên kia.

Bạn tôi, rất già, là tôi cảm giác vậy. Vì bạn nhận thức về chiến tranh ngay khi biết thế nào là cây cà rem ngọt lịm, thế nào là một ngày vui vẻ… Không vì công việc nào đó (cụ thể như tôi, là viết lách) mà phải đi tìm hiểu chiến tranh. Chiến tranh ngay trong bữa cơm, trong những bẩn chật của cuộc sống, trong cử chỉ đầy định kiến của người đời, trong ánh nhìn khắc nghiệt của đám đông. Và bạn bè tôi đã đi lên, đã giỏi giang bất chấp những gánh nặng vô hình chồng chất lên vai. Những cuộc tình, những sáng tối café, những công việc tất bật, những sáng tác mới đã làm cuộc sống của bạn trở lại bình thường, ít ra, bình thường trong mắt tôi.

Cho đến một ngày cuối tháng 4 mỗi năm, cho đến những bộ phim tài liệu loang lổ, cho đến khi lịch sử được nhắc lại, “chúng tàn sát đồng bào”, “chúng tra tấn dã man”, “chúng điên cuồng trả thù”, “chúng thất bại thảm hại” “chúng sụp đổ hoàn toàn”…

Ở nơi xa xôi nào đó, những người cha của bạn bè tôi, những người đã từng cầm súng ở phía bên kia ngậm ngùi.

Ở nơi xa xôi nào đó, có những người bạn tôi, tài hoa, giỏi giang, thành đạt cũng ngậm ngùi.

Mãi mãi, họ thuộc về “chúng”. Và đó là chiến tranh. Chấp nhận những vết thương mãi mãi không hàn gắn được

4 comments:

  1. Anonymous10/17/2007

    Hm, cô Tư dùng từ "ngậm ngùi" tui sợ là cô Tư không rành, không cập nhật tình hình bọn tui "Ở nơi xa xôi nào đó". Tụi tui không "ngậm ngùi" đâu cô Tư.

    ReplyDelete
  2. Co the. Chi la toi ngam ngui. Va chi cap nhat su ngam ngui cua nhung gia dinh ban be toi ma toi biet. Ho dang co gang song mot cuoc song binh thuong tren dat nuoc minh, nhung nhieu khi phai chiu ton thuong.
    Ban co quyen "khong ngam ngui", va xin hay cu tu nhien lam dieu do, boi vi toi khong noi ve ban.

    ReplyDelete
  3. Anonymous10/18/2007

    Hi Tu,
    Minh cung "ngam ngui", vi gia dinh minh co nguoi than o ca hai phia, minh khong the noi la minh o phia ben nao ca, minh ghet chien tranh, chien tranh cuop di nhung nguoi than cua minh o ca hai ben. Chi mong dan minh duoc hoa binh theo dung nghia nhat cua tu nay.....

    ReplyDelete
  4. Anonymous10/18/2007

    Chuyen han gan nhung vet thuong chien tranh thuoc ve lop chung ta, nhung nguoi thuoc the he bay gio va nhung the he sau. Toi thay nhieu dau hieu tot cua su han gan, ve mat van hoc, nghe thuat, am nhac, va ca tai chinh. Con ve mat chinh tri chac phai lau hon, nhung ma dau co ai dem chinh tri ra noi moi ngay:)

    ReplyDelete