Jan 16, 2010

Nỗi ám ảnh mang tên... Bắc ?!

Hôm qua mình nhận được thư của bạn nì, nhờ mình cho ý kiến. Nay mình đem lên đây những mong nhận được nhiều tư vấn cho bạn í (chỗ tui chừa trống là bạn í khen tui, hehehe, nhưng mang lên đây khoe thì ngại quá cơ...) 

Chị Tư ơi, chị có bí quyết gì đi Bắc 1 mình thân gái không, cho em xin với. Tụi em có 3 đứa con gái, định đi Bắc 1 chuyến mà nói ra ai cũng cản, nói ở ngoài đó "lành đất, dữ người" không nên đi. Lại còn sợ bị chuốc thuốc, bán cho Tàu khựa. 


Người trong mình đi ra Bắc rồi cũng cản, mà ngay cả người ngoài Bắc vào Nam sinh sống cũng cản. Bảo, muốn đi thì phải có người thân quen ngoài đó dẫn đi mới được. Khốn nỗi, tụi em chẳng quen ai, mà lại rất muốn đi.

Em biết chị đã làm 1 chuyến đi khắp miền Bắc. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Chị chỉ cho tụi em bí quyết đi, cho tụi em xin tí động viên để yên tâm lên đường.

Cám ơn chị nhiều :x.

Langbianos.


40 comments:

  1. Nếu có điều kiện, các bạn nên chọn tour phù hợp như đi nước ngoài vậy. Kể ra thì không ai bảo đảm cho các bạn rằng sẽ không có chuyện này chuyện nọ xảy ra.
    Nói chung Bắc Nam gì thì người lạ cũng dễ bị "xí gạt" vì tình hình cuộc sống ở ta nay nó vậy, Bắc thì có vẻ tệ hại hơn chút.
    Hồi mình vào Nam du lịch, bắt nhầm phải xe dù đi Tây Ninh, ngồi trên xe run như sắp chết, nhỏ nhẹ đề nghị mấy anh Nam đi cẩn thận chút nhưng cũng đâu có được. Tởn gáy tới bây giờ luôn đó.
    Vậy đừng nghĩ là nỗi ám ảnh chỉ mang tên Bắc các bạn và chị Tư ạ. Đâu cũng có người này người kia. Đừng vì đồn đại mà ngại ngùng bỏ qua dịp tìm hiểu một vùng văn hóa của quê hương mình, dù nó đã từng đẹp và đang bị xấu đi. Kiểu gì thì cũng không đến nỗi bị bắt cóc tống tiền trên sa mạc như đi du lich Ai Cập đâu.
    Một người Hà Nội tử tế đang comment đấy. Nếu gặp khó khăn quá mức, mời bạn ghé S&S blog liên lạc, sẽ có người giúp các bạn.

    ReplyDelete
  2. A, mai mối phát nào !

    ReplyDelete
  3. Welcomme chị Tư và các bạn.
    A, nói thật là rất mê "Cánh đồng bất tận" của chị Tư. Bằng chứng là đọc xong bị lây tiếng Nam "dễ sợ luông".

    ReplyDelete
  4. Một hướng dẫn viên du lịch người Bắc Ninh, hiện đang sống tại Tp HCM.
    Nếu các bạn muốn một tourguide free, hãy liên hệ số: 01992354773 (Nói nhỏ: đang muốn về quê ăn tết và đi hội mùa xuân mà chưa có bạn, hân hạnh chào đón - Hoàng)

    ReplyDelete
  5. Anonymous1/17/2010

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho mình hỏi,đã có ai dịch "Cánh đồng bất tận ra tiếng Anh,và xuất bản ở Mỹ chưavậy?"

    ReplyDelete
  6. Đi ra Bắc mà đi theo kiểu tour du lịch thì chết tiền, nếu như tài chính không được rỗng rãi lắm. Nhưng thật ra xứ Bắc không đến nỗi sợ lắm đâu. Ngôn ngữ hợi khác chút đỉnh, nhưng nói chung là người miền Bắc rất hiền, hiếu khách, tử tế và cũng rất cảm thông nếu là người miền Nam ra lạ nước lạ đất lạ người. Còn đất lành, người dữ thì đâu cũng có, không chỉ miền Bắc.
    Mình là người phương Nam chính gốc, nhưng Hà Nội là nơi chôn nhau. Mình uống nước sông Hồng được vài hớp nên thấy Miền Bắc có nhiều điều thú vị để khám phá, nhất là khi còn trẻ, còn điều kiện để đi. Đừng vì những lời ngăn cản và đe dọa của mọi người mà bỏ lỡ. Cứ thử đi một chuyến xuyên Việt, và có thể lên web tìm các thông tin về phương tiện đi, khách sạn, ăn uống, các địa điểm muốn đi... Lên hẳn một chương trình, ghi note để nhớ... Và nhất là đừng quên "thủ" sẵn vài số điện thọai khẩn cấp như cấp cứu, Công an 113... và vài người quen (nếu có).
    Dũng cảm lên. Là đất nước mình mà. Có gì phải sợ.

    ReplyDelete
  7. Hầu hết mỗi người nam trưởng thành đều có một vài người bạn thân thiết, tin cẩn ngoài Bắc. Khi vui có thể không có mặt, nhưng khi khó khăn thì không bao giờ bỏ nhau. Bạn có thể hỏi họ xem có đúng không, hoặc hỏi bạn bè là du học sinh có bạn bè đủ cả ba miền xem có đúng không.

    Người Bắc, nhất là những người có học, thường ăn nói sắc sảo, đôi khi đa nghĩa, nhưng không hẳn là nhắm vào một ai. Có khi nói ra chỉ để vui mình, như một trò chơi chữ vậy thôi. Nhưng điều này lại làm cho người Nam sợ: sợ người ta nói xấu mà không biết, sợ bị ăn hiếp, ... Nhưng giờ cuộc sống ào ào, giới trẻ càng ào ào hơn, mấy ai có đủ thời gian mà ngồi nhâm nhi chữ nghĩa như thế nữa.

    -Sợ, đôi khi chỉ là một thói quen.
    -Cái gì đồn thổi, mơ hồ thì lại càng đáng sợ.
    -Hãy mạnh dạn lên Langbianos. Nếu bạn cần một người quen ngoài HN để giúp đỡ hoặc đi chơi cùng thì tôi sẽ giới thiệu một vài người bạn ở đó. Đảm bảo họ rất dễ thương (nói sai chết liền á).
    ;)

    ReplyDelete
  8. Nếu bạn ý là người phiêu lưu thì không nói làm gì, còn lại đi đâu hay làm gì cũng cần có những nguyên tắc riêng và kết hợp nó với môi trường xã hội. Đi ra Bắc hay vào Nam cũng thế cả thôi. Nếu còn băn khoăn những câu hỏi thế này tốt nhất nên "chau dồi" thêm.

    ReplyDelete
  9. Các em ơi! Làm gì có chuyện đi ra Bắc "lành ít dữ nhiều chứ". Cứ ra đi mà! Người Hà Nội rất dễ thương đấy nhé!

    ReplyDelete
  10. Chắc NNT hài hước(?) Làm gì có chuyện "Bắc Nam" ở đây??? Lại còn...sợ???

    ReplyDelete
  11. Anonymous1/17/2010

    Tôi mới làm một chuyến Bắc du về và có một số kinh nghiệm khuyên bạn đây (trước khi đi tôi cũng được một số người đi trước truyền đạt kinh nghiệm đối phó với một số chuyện không hay có thể gặp khi ra Bắc nhưng tôi cũng không tránh khỏi)
    - Nếu bạn muốn đi tour thì nên book của các cty du lich có uy tín ở Sg, đừng để ra HN rồi mới book, bạn sẽ gặp cảnh "treo đầu dê bán thịt chó" đấy. Tôi từng bị ngủ phòng không có máy sưởi ở Sapa lạnh cóng, và phòng không có nước nóng trên tàu ở Hạ Long dù khi hợp đồng thì có đầy đủ...
    - Nếu bạn đi tự túc thì khi ra HN nên ở khu phố cổ, nơi đó có đủ dịch vụ cần thiết cho khách du lịch.
    - Khi vào bất cứ quán ăn hay uống nào ở HN thì cũng cần phải hỏi giá trước nếu bạn không muốn bị tính tiền gấp đôi vì "cái tội"... nói giọng Nam.
    - Còn lại bạn có gặp bất trắc nào khác trong chuyến đi hay không thì... tùy hên xui. Nhưng tôi khuyên bạn một điều, nếu có ấm ức gì đó thì cũng ráng mà nhịn vì người miền Nam mình cãi nhau không giỏi như người miền Bắc đâu bạn ạ!
    - Bạn cứ đi đi, chỉ cần cẩn trọng hơn so với khi du lịch trong Nam. Chúc bạn có chuyến đi hài lòng.

    ReplyDelete
  12. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  13. Dan Mien Bac ghe thi mo, hoc chung vai duoc mien Bac, choi thi cung duoc, nhung ghet tinh noi chuyen hay cao thap! Noi chuyen phong van tren tivi khong nghe cung thay ghet, toan ta day khong ah!

    ReplyDelete
  14. há lô há lô, người Bắc sống ở Sài Gòn hơn chục năm (đủ để ngấm nước Sài Gòn) đây - lại đi đó đi đây đủ để công bằng đây :)

    Chuyện cụ thể của 'bạn nì', tớ ý kiến thế này: Đến HN, bạn nên ở phố Cổ theo lời của bạn Anonynous phía trên (có rất nhiều KS mini). Mọi dịch vụ hãy hỏi người của KS hướng dẫn trước khi tự lang thang ra phố, kể cả hỏi trước giá KS, giá xe ôm, xích lô, hay tất cả những dịch vụ, những thứ đồ bạn muốn mua.
    Book tour thì book từ SG hay HN tớ nghĩ cũng không khác nhau nếu bạn chọn các hãng Tour có uy tín. Hãy chuẩn bị sẵn một vài số đt hoặc đ/c office của các hãng tour này. Ngoài đi các tỉnh, quanh Hà Nội còn có các tour ngắn khá thú vị.

    Từ góc độ của một khách tour từ miền Nam, 'người Bắc' nếu có đáng sợ thì chỉ là một số người bán hàng (trình độ văn hóa có hạn) - bạn sẽ không quen cách phục vụ khó chịu, nhất là khi bạn chọn lựa nhiều mà không mua đồ của họ. Ngoài ra bạn có thể bị hét giá quá cao (chặt chém) khi họ thấy bạn là người ở xa đến. Đây là do văn hóa dịch vụ/ phục vụ của miền Bắc còn kém tầm so với miền nam. Hiểu như vậy thì bạn sẽ không thấy sợ nữa.
    Đến các khu du lịch hay đi các tỉnh, sự phân biệt giọng nói sẽ không còn. Giọng nói miền nam dễ thương nhiều khi còn gây được cảm tình và các bạn còn thấy được ưu ái, thiện cảm nữa, tin tớ đi.

    Không giống như ở nhiều nơi thuộc phía Nam, người Bắc đôi khi vẫn bị cảm giác bị phân biệt (bị ghét) - mặc dù tớ là người Bắc dễ thương và yêu miền Nam đấy nhớ. Bản thân câu "nỗi ám ảnh mang tên Bắc" cũng phần nào mang cái thành kiến Bắc - Nam đó thôi.
    :((
    Chúc nhóm của 'bạn nì' một chuyến đi thật vui vẻ nha.

    ReplyDelete
  15. Anonymous1/17/2010

    Cô Tư đi Bắc có kinh nghiệm rồi, động viên mấy bạn cứ đi. Bạn ấy nói Bắc "đất" lành ("người" dữ đâu không cần biết, quên!)mà, vậy thì bướm cứ đậu thôi !
    Một người Bắc.

    ReplyDelete
  16. Anonymous1/17/2010

    Cô Tư đi Bắc có kinh nghiệm rồi, động viên mấy bạn cứ đi. Bạn ấy nói Bắc "đất" lành ("người" dữ đâu không cần biết, quên!)mà, vậy thì bướm cứ đậu thôi !
    Một người Bắc.

    ReplyDelete
  17. Anonymous1/17/2010

    Trời, đọc đây mới thấy phân biệt thành kiến Bắc - Nam vẫn rõ nét nhỉ. Mình người Bắc đây, đã từng 1 mình thân gái vào Nam, bị cướp sạch đồ ngay giữa trung tâm Sài Gòn, nhưng vẫn chưa bao giờ thấy ghét miền Nam hết.
    Bạn gì gì đó chưa từng ra Bắc, nghe thiên hạ đồn thổi đã thấy sợ, nếu vậy có lẽ không nên đi. Mang cái thành kiến có sẵn trong người để đi trải nghiệm thì sẽ chẳng mang về được thành quả gì tốt đẹp đâu.

    ReplyDelete
  18. Các bạn ! Tui copy thư bạn nì lên không phải vì thành kiến đâu mà vì tui cũng... có sợ giống như bạn í. Mà, thư bạn í cũng không nói là ghét Bắc (ghét sao còn mún ra chi ?), bạn í hỏi làm sao đi được an toàn vui vẻ, theo tui hiểu là như vậy.

    Và vườn Sầu tui đã nhận được nhiều ý kiến tư vấn cho em í, thí dụ như... đừng vào la cà mua sắm gì ngoài đó, bởi cung cách phục vụ ngoài đó chưa tốt bằng trong Nam, tui thấy ý kiến này hay. Nói chung tui bị rùi đó, bị nhiều lần lắm đó. Nhưng em í hỏi thì tui bất chợt không nhớ ra mà khuyên.

    Vậy thì cảm ơn các bạn lắm lắm, vì đã giúp em í và giúp tui nữa, hãy cảnh giác với các cửa hàng quần áo đẹp. Hehehe.

    Vậy thì, nếu các bạn bình tĩnh tí, các bạn phân tích coi sao bạn gái nì nhận được nhiều lời ngăn cản vậy ? Có phải vì văn hóa lối sống quá cách biệt ? Thiếu thông tin ? Hay chỉ là những người thân của bạn í hù dọa để bạn í đừng mạo hiểm ? Hay thật sự đất Bắc có vài điểm không ổn khiến một người sợ làm hoảng cả 10 người ? (thí dụ như cung cách phục vụ quát tháo, kê giá nếu nghe giọng người miền lạ, thấy ăn mặc nhà quê...). Đại khái vậy...

    Tui không cảm thấy ngại ngần nếu ai đó đã từng lâm nạn ở Sài Gòn hay ở đâu đó miền Nam này, như tui trả lời thư cho em í, tui nói ở đâu cũng có người xấu kẻ tốt. Nên đi, đất Bắc có rất nhiều chỗ rất tuyệt.

    Bài học về vết mực trên tờ giấy trắng rất hay, tui nhớ hoài.

    Chúc các bạn nhẹ nhàng !

    ReplyDelete
  19. @chị Tư: được chị đưa lên đây bỗng nhiên... sốt, hic. Cám ơn chị vì chị đã hiểu và đã chia sẻ.

    @Q.Vuong: vơn, thưa bác, em đang "chau dồi" đây ạh.

    @Anonymous (vừa Bắc du về): cám ơn bạn rất nhiều. Những lời khuyên và chia sẻ của bạn rất bổ ích và hữu dụng. Mình sẽ ghi nhớ.

    @Lana: cám ơn bạn. Mình không quan tâm Nam - Bắc. Chỉ muốn đi đến nơi mà mình chưa đến và nên đến. Chỉ muốn sau khi đi về cảm thấy hài lòng, mãn nguyện và không đem theo về nhiều ấn tượng xấu.

    Sở dĩ phải tham khảo trước vì mình vẫn chưa đi qua khỏi miền Trung và vẫn chưa có dịp chạm trán với những điều "nghe nói". Tuy nhiên, thói quen đi bụi và đi tới đâu tính tới đó phụ thuộc rất nhiều vào văn hoá vùng miền nên việc nhận góp ý và chia sẻ của những người có kinh nghiệm không phải là không nên làm.

    PS: vậy là cái ý định chính của chị khi public cái mail này không thành rồi chị Tư hè, hehe. Đề tài này nhạy cảm lắm, rất dễ gây... chia rẽ nội bộ nên rất... nan giải, hihihi.

    ReplyDelete
  20. Anonymous1/18/2010

    Trước hết tôi xin lỗi Tư nhé vì lần trước đột ngột nhảy vào mà không có chào hỏi chủ nhà (vốn là nhà văn tôi ngưỡng mộ, thật lòng), chỉ vì một người bạn quăng cho tôi cái link này vì biết tôi mới đi Bắc về có thể góp ý với "bạn nì" sắp đi nên tôi vội vã nhào vô quăng một mớ kinh nghiệm lên nhà Tư...
    Bạn Lana này, bạn có thể giới thiệu cho mình và mọi người quan tâm một vài cty du lịch có uy tín ở HN được không? Chứ theo bạn khuyên "bạn nì" thủ sẳn một mớ số đt và địa chỉ của các cty du lịch rồi ra đó tìm hiểu thì tôi sợ "bạn nì" sẽ rơi vào trường hợp của tôi đấy.
    Tôi từng search nát Google để chọn vài cty du lịch ngoài HN có website hoàng tráng và thu hút,rồi nhờ người quen ở HN đến những cty đó để xem họ làm ăn thế nào. Cuối cùng chúng tôi chọn cty du lịch Bốn Mùa ở Hàng Bút vì thấy cty họ có vẻ "lớn" nhất. Họ chào mời rất nhiệt tình và làm hợp đồng đáp ứng những yêu cầu của chúng tôi, nhưng cuối cùng toàn bộ chuyến đi hoàn toàn không giống trong hợp đồng và chúng tôi chẳng nhận được một lời xin lỗi nào của họ cả!
    Còn các bạn lớn tiếng phê phán "phân biệt" này nọ thì cũng mong các bạn nhìn nhận cho công bằng hiện tượng "chặt chém" người miền Nam ở HN cộng với văn hóa dịch vụ rất kém so với SG không cãi vào đâu được. Cho nên tôi khuyên "bạn nì" học thuộc câu "nhập gia tùy tục" để đừng buồn lòng nếu gặp cách đối xử "phủ phàng" ngoài ấy!
    Nhưng theo tôi, các bạn nên đi tự túc thì thú vị hơn. Các bạn có thể khám phá nhiều điểm mà trong tour không có, nhất là tự do về thời gian và có nhiều chọn lựa về dịch vụ ở nơi dừng chân.
    Tôi viết dài quá rồi, chật đất nhà Tư, nếu "bạn nì" có ý định đi Sapa thì liên hệ với tôi qua email, tôi có thể tư vấn cho bạn nơi ở, nơi đi chơi, giá cả.... để bạn tham khảo.
    Email của tôi: [email protected].

    ReplyDelete
  21. Anonymous1/18/2010

    Mình chỉ xin kể một chuyện "vui" nhỏ thôi, không có ý phê bình dân Bắc (Hà Nội) gì hết vì mình cũng là gốc Bắc tuy vào Nam sống đã lâu rồi. Số là 2 tháng trước mình có ra Hà Nội có công việc, may mắn là mình có 1 người bạn lúc trước ở Hà Nội nhưng mới chuyển vào SG sống khoảng 5 năm nay, anh bạn này cũng có dịp về HN và thế là mình có 1 tour guide. Anh bạn mình chạy honda chở mình và giới thiệu về HN cho mình biết, tụi mình chạy chậm và sát lề phải. Đột nhiên bạn mình thắng rất gấp, thì ra có một anh chàng chạy vụt qua trưỡc xe mình rồi tắp ngay vào lề để vào một cửa hàng bên tay phải mà không hề có đèn xi-nhan hay ít nhất là giơ tay ra hiệu xin rẽ phải. Bạn mình mới bảo anh chàng đó "sao anh rẽ sang lề phải mà không xin đường?" (ý là sao anh muốn sang lề phải mà không xi-nhan hay giơ tay báo hiệu vậy?). Anh chàng kia, ăn mặc rất lịch sự, bảnh bao, bèn sửng cồ lên và quát lại "đường nhà nước chứ đường nhà mày đấy à mà tao phải xin?". Mình thì tròn mắt ngạc nhiên, còn bạn mình cũng là dân HN đấy chứ nhưng chỉ biết lắc đầu và lách xe ra để bỏ đi thôi vì không muốn đôi co làm gì.

    ReplyDelete
  22. Giọng Bắc chấm phá (*)
    Mar 1, '08 10:32 PM
    Ở Sài Gòn bạn sẽ nghe nhiều giọng Bắc. Những âm điệu khỏe khoắn, sắc lẹm, phát âm rõ ràng giữa đường phố Sài Gòn đâu cũng có thể nhận ra, đặc biệt là giọng Hà Nội, giọng Hải Phòng. Giọng gái Bắc chóe chóe, chua chua, đanh đanh, ngọt ngọt, diễn diễn, người SG bảo thế là ghê gớm. Giọng giai Bắc ấm ấm, chắc chắc, trơn trơn, dẻo dẻo, người SG cũng bảo thế là dẻo mỏ. Giai hay gái Bắc bất kỳ, nói gì cũng đừng tin vội. Hiểu người Bắc thì trước hết cần phải biết hoài nghi tất cả những gì được diễn đạt bằng giọng Bắc trước đã… Tiêu chí diễn đạt của người Nam là thật thà bộc trực, không văn hoa, vòng vèo. Người Bắc ngược lại, rất khó thật thà ngay thẳng ban đầu. Người Bắc sính dùng lời hay ý đẹp. Văn chương Bắc Hà càng như thế, khá hoa mỹ rườm rà. Xem các blog hay comment blog cũng thấy khá rõ. Các comment của người Nam hay nói thẳng những gì muốn nói, ngắn gọn thôi. Các bạn Bắc thì ngược lại, bóng gió con chó con gà, đôi khi viết rất nhiều vẫn vòng vèo mãi chưa lộ rõ ý đồ. Xem các forum, diễn đàn cũng i xì phooc kiểu ấy, các Bắc-cờ (Baccer :D, gọi thế cho tiện mồm) nhà ta khoái tranh luận, khoái bày tỏ ý kiến về rất nhiều vấn đề, lại rõ dài, rõ lâu… Mà phạm vi lĩnh vực quan tâm của các bạn í nó vô cùng phong phú. Các bạn Nam-mơ (Nammer :D) có vẻ quan tâm đến những cái gì thiết thực với mình. Thế nên có người bảo các bạn Nam hơi hơi thực dụng, và hơi hơi nhạt, nhưng chưa hẳn là thế, chẳng qua là do cách trò chuyện của các bạn í hơi đơn giản chút thôi. Cũng bởi người Bắc khéo mồm hơn, lại “thảo mai” hơn. Cãi nhau, tranh luận tay đôi các bạn Nam cũng ứ địch nổi. Lơ mơ mắc nghẹn vì chúng anh chúng chị nhét chữ vào mồm ú ớ ngay. Tất nhiên nhận xét này là nhận xét cho số đông, chứ ko nói riêng một cá nhân nào.
    Thế nên khi có một nhận xét nghe ở đâu đó, rằng tay ấy / mụ ấy có vẻ khéo mồm, chua mồm, mặn mồm, to mồm, bốc mồm, thối mồm, hay thậm chí… đĩ mồm. Thì đích thị là bạn đang được nghe một nhận xét về một Baccer nào đó rồi.
    Hình như không nhiều người Sài Gòn thích giọng Bắc. VTV1, VTV3 ở Sài Gòn có lẽ chỉ dân gốc Bắc xem. Không hẳn vì giọng Bắc khó nghe. Có lẽ cái sự “không thích” này có nguyên nhân từ những lý do khác, ví dụ như tính cách người Bắc, văn hóa người Bắc chẳng hạn. Nhưng cũng có một vài cô gái nào đó chết mê chết mệt mấy anh giọng Hà Nội (chắc vì tán dẻo), cũng như có một vài cô gái Hà Nội say như điếu đổ mấy anh hai Sài Gòn (chắc vì dễ bị tán :D). Cái này chắc là thuộc phạm trù ABC, ABC các bạn nhỉ. Mà chủ đề này mình lại hơi bị dốt nát thối tha. Thế nên chẳng dám lạm bàn ở đây nữa.
    Ngày trước khi chưa vào SG, mình ko nghĩ SG có nhiều người Bắc đến thế. Vũng Tàu còn kinh khủng hơn, người Bắc chiếm đại đa số. Nhiều thế nên hình như gần đây giọng Sài Gòn, cách nói Sài Gòn đã bị giọng Hà Nội, phong cách Hà Nội “đồng hóa” ít nhiều. Giới trẻ Sài Gòn đã biết dùng từ “hơi bị” vào đúng những lúc cần “hơi bị” nhất (ví dụ hơi bị ngon, hơi bị phê, hơi bị tê…). Mà cũng dùng hơi bị hoành cháng (tráng) mới hay chứ.
    .........

    ReplyDelete
  23. Hồi mới vào Nam, cái hồi mà người SG nào gặp mình cũng hỏi “mới ở ngoải vô hả?”, thỉnh thoảng mình cũng ngẩn ngơ đi tìm giọng Bắc, nghe giọng Bắc cũng thấy ấm lòng, thấy đỡ nhớ nhung, thấy gì đó gần như niềm chia sẻ. Thậm chí đi trên đường nhìn thấy chiếc xe máy nào biển 29 (giống mình) vụt qua trước mặt cũng phải cố đánh võng mà đuổi theo, nhìn cái mặt. Sau rồi quen, ở đâu cũng thấy Bắc, Bắc quá nhiều, mà nhiều thì chóng chán, nên chẳng quan tâm ai với ai ở đâu từ đâu nữa… Có những quán cà phê, những quán ăn mà nghe toàn giọng Bắc, có những quán Bar cũng đầy nhóc Baccer, có cả những mỹ nhân, nghệ sĩ thành danh gốc Bắc ngồi đầy. Hệt như đang ngoài Hà Nội.
    Cũng những ngày chưa vào Nam, hồi ấy thỉnh thoảng có những người quen ở Sài Gòn ra, thấy nói giọng lơ lớ pha chút Sài Gòn. Mình thấy hơi thú vị chen lẫn cảm giác hơi bị ghét. Được nghe giải thích là do “ăn nước” nên giọng nó pha thế. Cũng tạm tin. Nhưng sau mới thấy giọng nói cũng không hẳn dễ thay đổi vì môi trường hay hoàn cảnh sống, dù có những bạn sinh ra lớn lên ở đây hay vào đây từ nhỏ, giọng Bắc pha Nam phát triển tự nhiên như thế, đặc biệt là các bạn Bắc Vũng Tàu, Đồng Nai hay Bảo Lộc Lâm Đồng, Bình Phước… Nhưng mình thì thật ko thích những giọng Bắc pha Nam một cách cố tình, của các bác mới vào Nam một vài năm, nghe kỳ quá trời luôn :D!!! Các cụ bảo “chửi cha không bằng pha tiếng”, nghe cũng có lý phết. Thế nên Bắc thì Bắc hẳn, Nam thì Nam hẳn, rất dễ chịu. Hoặc ít ra phải được như được mấy cô diễn viên hài Hồng Vân, Thúy Nga. Ở Sài Gòn diễn kịch giọng Nam, nhảy ra Hà Nội lại choe chóe giọng Bắc như thật được. Bái phục!!!
    Có những lúc thấy cần giọng Bắc, cần những người bạn Bắc quá thể. Họ hiểu mình hơn, dễ chia sẻ hơn, có vẻ thế. Và thực tế tuy ở SG nhưng bạn bè mình cũng khá nhiều là Bắc. Nhưng có lúc thấy sợ giọng Bắc, sợ người Bắc, sợ những mánh lới khôn lanh thế. Thấy giọng Nam giản dị chân thành đáng yêu hơn. Nhất là những khi ở SG lâu lâu về HN, nghe những cô bán hàng Hà Nội chửi vung trời đất, thấy sao mà lạc lõng tâm can thế chứ. Nhưng cũng chỉ thoáng nghĩ vậy thôi. Bởi thấy giọng nào cũng thế, văn hóa vùng miền đâu cũng hay. Dở hay nằm ở chính mỗi con người cụ thể, mỗi cách nghĩ cụ thể. Cũng như giờ mình đã hết thành kiến về giọng vùng này vùng nọ, người tỉnh nọ tỉnh kia, như hồi mới bắt đầu đi làm. Thế nên bạn bè mình, Nam, Bắc hay Trung cũng đều nhiều cả.
    Nhưng dù gì thì vẫn cứ yêu giọng Bắc. Yêu cái thâm thúy sâu sắc hoa mĩ lẳng lơ khôn khéo mồi chài đĩ thõa chua ngoa tán tỉnh của giọng Bắc và người Bắc (:D). Thế nên giọng của mình sau một khoảng thời gian lôn và lặn (lăn và lộn) ở Sài Gòn vẫn đặc sệt Bắc 100%. Thậm chí có lần còn đùa rằng sau này lỡ dại có con ở Sài Gòn thì cũng vẫn phải túm cổ bắt chúng nói giọng Bắc kỳ được, để giữ gìn “bản sắc”. Đứa nào lơ lớ giọng pha nửa nạc nửa mỡ là bố oánh bỏ mẹ mày đấy. Nhớ chưa con!


    (*): bài này viết chấm phá cho vui, không có ý đồ phân biệt này nọ, thế nên ko khuyến khích các comment châm chọc kỳ thị phân biệt vùng miền kiểu thối mồm nhé. he he…
    Source : http://kienpham.multiply.com

    ReplyDelete
  24. Anonymous1/18/2010

    35 năm thống nhất đất nước rồi mà câu chuyện Bắc - Nam vẫn còn nặng nề thế. Cái tốt không được nâng lên còn cái xấu của vùng miền thì càng thêm chồng chất vậy chị Tư và các bạn ơi?

    ReplyDelete
  25. Chị Tư ới ời!
    Cả họ nhà em đang ngăn cản việc em đi Nam đây nè. Vé đã đặt rồi, mà không đi Nam chơi thì sao gặp được chị cơ chứ. Chị bảo em phải làm thế nào đây?
    Hic hic.

    ReplyDelete
  26. chào chị Tư và các ban ! Mình không có ý định comment vì thật ra chẳng có ý kiến gì hay ho... đúng hơn là ngược lại mới đúng. Vì rất có thể mình cũng sẽ có 1 chuyến "Bắc tiến" và cũng đang rất bối rối, định mua vài cuốn sách tham khảo nhưng... chưa có tiền. (hix). Không bít có phải là số phận đùn đẩy không mà vô tình mình đã đọc "Yêu người ngóng núi", rồi lại vô tình bắt gặp bài viết này trên blog của Chị Tư...và tự nhiên đến đây lại không viết được gì nữa. Hic, hy vọng không làm mọi người thấy phiền.

    ReplyDelete
  27. Anonymous1/19/2010

    Hehe! Cho em xin phát biểu ý kiến xí: em kg biết nói gì hết nhưng thấy trong bụng nó dui dui nên cũng ráng nặn ra mấy chữ. Em xin cám ơn mọi người đã cho em phát biểu và hi vọng không làm mọi người thấy phiền.

    ReplyDelete
  28. Anonymous1/20/2010

    Chào bạn Langbianos,

    Xin chia sẽ với bạn vài kinh nghiệm khi du lịch ra Bắc:

    1. Nếu bạn đi du lịch bụi và đã có chủ ý đi đến địa điểm nào thì nên đặt phòng trước. Nếu không ra đó sẽ gặp khó khăn, có khi bị chèn ép...Đặt khách sạn nếu ở Hà Nội thì bạn có thể ở khu phố cổ và ở tất cả các nơi bạn đến nên ở các khách sạn của nhà nước sẽ tốt hơn.

    2. Đi lại: nếu đi taxi ở Hà Nội thì nên gọi taxi Mai Linh dẫu sao cũng có tiếng và ít chạy lòng vòng hơn.

    3. Ăn uống: nếu ở các quán vỉa hè bạn nên hỏi giá trước, nếu không bạn có thể phải trả giá với mức giá của...nhà hàng cao cấp (rất nhiều người bị vấn đề này). Mua sắm cũng vậy.

    4. Nếu bạn đi Hạ Long mua vé tàu du lịch nên tham khảo kỹ các tour và hỏi thêm có phải trả bất cứ chi phí nào không?

    5. Và thật sự nếu bạn có người quen (thổ địa) đi cùng thì sẽ thấy khác hẳn hơn là đi một nhóm bạn toàn miền Nam. Vì vậy, nếu có bạn bè ở ngoài đó bạn nên giữ số liên lạc để liên hệ khi cần thiết. Người miền Bắc hay trêu đùa vui vẻ nên nếu bạn vui vẻ, nhã nhặn hỏi han sẽ làm mọi người dễ chịu và không mấy khó khăn khi đi bất cứ nơi đâu.

    Tuy nhiên, đến nơi xa lạ bao giờ bạn cũng nên cảnh giác để không phải gặp những điều đáng tiếc.

    Chúc bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.

    HH

    ReplyDelete
  29. Hum qua đọc thấy "nỗi ám ảnh mang tên...Bắc" này cứ ức ức sao á :-?
    Hum nay dò hỏi 1 vài người Bắc chính gốc HN luôn thì e cũng nhận đc cái sự ám ảnh tương tự của họ khi vào Nam.
    Đặc biệt là về an ninh.Ngoài HN bạn có thể hiên ngang rút điện thoai ra alu giữa ngã tư thênh thang vì ta có cái đt xịn.Trong SG đố ai dám làm thế đấy?Mắt trước mắt sau có khi kẻ khác đã mượn đỡ xài giùm :-"

    Đại khái ng Bắc ưa nịnh 1 chút,ưa khoe mẽ 1 chút,tính toán thiệt hơn 1 chút nhưng vẫn mến khách lắm lắm :)

    ReplyDelete
  30. Giọng con gái Bắc (ở khu trọ mình) cứ choe chóe như hét vào mặt người ta, mỗi lần nói chuyện điện thoại là cả khu đều nghe chói tai, còn nói chuyện bình thường cũng không ai chịu nổi, nói bậy thì số 1 (ko tin nổi là sinh viên), lại còn đanh đá, chua ngoa. Những người như tụi nó đúng là làm xấu cho bộ phận người miền Bắc quá. Mong con gái Bắc ăn nói nhẹ nhàng, dịu dàng thì mới đúng là con gái Bắc nghe.

    ReplyDelete
  31. Anonymous1/22/2010

    Về đề tài này, xin không dám phát biểu nhiều vì có thể bị cho là: chưa đi tới nới, thành kiến sâu sắc, phân biệt Bắc - Nam. Chỉ xin giới thiệu một loạt bài viết trên Báo Tuổi Trẻ của các nhà văn, nhà báo để có sự nhìn nhận khách quan về vài nét văn hoá điển hình trong kinh doanh ở Hà Nội.

    Nguồn: Báo Tuổi trẻ.
    Chuyên đề: Hà Nội & Văn hoá phục vụ

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=146358&ChannelID=123

    Hà Nội 2006 vẫn còn một loạt nhà hàng “nổi tiếng” bê nguyên cung cách phục vụ thời bao cấp. Đó là cà phê giờ “hành chính” - cà phê Giảng ở số 7 Hàng Gai, đóng cửa từ 12-15g hằng ngày (không kể đêm). Phở Hai Ghế (phố Hai Bà Trưng) không có bàn mà mỗi người ăn có một cái ghế cao (đặt bát phở) và một ghế thấp (để ngồi). Bánh đa cua phố Hai Bà Trưng cũng không có bàn, người ăn đặt bát lên... bức tường thấp thay bàn. Chưa kể phở Bát Đàn phải xếp hàng đợi có chỗ, cháo “quát” phố Lý Quốc Sư, cà phê mậu dịch... Tuy nhiên, điều lạ là tất cả các cửa hàng này đều nổi tiếng, đông khách, đều “làm ăn” rất tốt. LAN ANH

    ReplyDelete
  32. Anonymous1/22/2010

    Tôi có người bạn dân Hà Nội vào Sài Gòn đã lâu, 1 năm về thăm nhà vài lần, mỗi lần vài ngày. Anh kể, khi vào quán ăn, anh đã bị tính tiền cái khăn lạnh đến 15 ngàn. Nếu không có đứa cháu "thổ địa" đi cùng cãi nhau với nhân viên, đòi gặp quản lý và làm ầm ĩ cả quán lên thì anh đã chịu móc túi trả 15 ngàn cho cái khăn lạnh cho xong việc cho rồi.

    Lần khác anh mượn cái xe máy của ông anh vào lăng thăm ông Cụ. Theo thói quen ở Sài Gòn, anh trờ xe tới bãi, đá chống và lấy vé, xong đi thẳng vào Lăng, chẳng quay đầu lại. Lúc trở ra, anh tìm khắp bãi xe chẳng thấy xe mình đâu, mới tìm đến 1 tay ngồi vắt vẻo đầu bãi, hỏi xe anh đâu. Người giữ xe bảo anh đưa 20 ngàn thì lấy xe cho anh. Anh hỏi lại: giữ xe gì mà mắc thế, tận 20 ngàn. Người kia gãy gọn: đưa 30 ngàn thì lấy xe. Anh tần ngần hỏi: nhưng xe tôi đâu? Người kia nói: đưa 40 ngàn thì lấy xe. Anh nhìn lại vé xe trên tay mình. Cuối cùng anh phải móc túi khi con số lên đến 50 ngàn. Sau 1 tiếng huýt dài của người kia, 1 thanh niên giong xe anh từ 1 con hẻm xa bên kia đường qua.
    Về đến nhà, anh của anh phán: lần sau có đi đâu thì bảo mấy đứa cháu dẫn đi, không thì chú mày làm mất luôn con xe của anh mà chẳng biết kiện ai.

    Có nên sợ không?

    ReplyDelete
  33. Anonymous1/31/2010

    Đọc mấy cái comments thật sửng sốt. Cùng người trong một nước, cùng nói tiếng Việt, chỉ có đi du lịch từ Nam ra Bắc hay từ Bắc vào Nam mà lại chuẩn bị và có quá nhiều vấn đề như vậy. Khó hiểu quá. Thống nhất gần 35 năm, cứ tưởng THỐNG NHẤT xong người VN Bắc, Trung hay Nam sẽ hòa hợp với nhau nào ngờ mọi chuyện cũng chẳng có gì khá hơn xưa, vẫn phân biệt, vẫn chia cách, vẫn thành kiến... (chắc bản tính này ăn sâu vào xương tủy rồi). Đi du lịch ngoại quốc chắc không nhức đầu như đi quốc nội. Nói tóm lại chúc bạn Langbianos có chuyến đi Bắc vui vẽ và trở về Nam vẫn còn cái đầu để đội nón hehehe

    ReplyDelete
  34. Hôm nay mới đọc đến bài này của chị Tư.
    Tự nhiên thấy buồn quá.
    Em là một cô gái Bắc chính gốc, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, vậy mà khi đọc các comment trên đây ngỡ như mọi người đang nói về một miền xa xôi, mọi rợ nào đó chứ không phải là miền Bắc thân yêu.
    Ở đâu thì cũng có người tốt - người xấu, tuy nhiên vùng nào, miền nào thì cũng là người nước mình cả thôi, chung một dân tộc, chung một ngôn ngữ nên chắc chắn không thể có chuyện vì là người lạ mà không thể giao tiếp, không thể nói chuyện và sẽ bị bắt nạt vô duyên vô cớ.
    Bạn em đi vào Sài Gòn chơi về ai cũng có vài kỷ niệm không đẹp. Người thì bị giật mất cái máy ảnh mất bao công ky cóp mới mua được, người thì mới đặt cái điện thoại xuống bàn, quay vào gọi bát phở quay ra đã mất rồi, thậm chí có người bạn bay từ nước ngoài về sân bay Tân Sơn Nhất lúc đêm muộn quá phải chờ đến sáng hôm sau mới về Hà Nội được đã phải ăn một bát (nửa gói)mỳ tôm không với giá 20 đô la,... Các bạn của em còn kể rất nhiều chuyện khác nhưng em vẫn không ghét Miền Nam một chút nào, em vẫn rất mong có một ngày sẽ được vào ngắm thành phố Hồ Chí Minh tươi đẹp và được đi tham quan đến tận vùng đất Cà Mau.
    Tuy nhiên, khi đọc những dòng comment của các bạn viết ở đây em thấy buồn và lo sợ nữa, không biết sau này có đủ can đảm để vào đó chơi nữa không...

    ReplyDelete
  35. Tốt nhứt là người bắc về bắc sống, nam về nam khỏi chửi chê nhau.

    ReplyDelete
  36. Anonymous5/19/2011

    ...
    - Sài Gòn là một thành phố đủ rộng để chứa 7 triệu người nhưng cũng đủ nhỏ để đi đâu cũng va phải người quen, có bao giờ nó khiến anh cảm thấy ngột ngạt - theo nhiều nghĩa?
    Ngoại trừ việc ngột ngạt của lô cốt, mà tôi nghĩ không phải là bản chất của Sài Gòn mà bởi sự yếu kém của cấp quản lý, thì chưa bao giờ tôi thấy Sài Gòn ngột ngạt. Tôi thấy Sài Gòn đa dạng về văn hóa, bởi nó là thành phố của dân tứ xứ. văn hóa của Sài Gòn là văn hóa tứ xứ, người ta chấp nhận sự khác biệt. Ở Sài Gòn không có khái niệm "người ngoài". Ở Sài Gòn, bạn nói tiếng Nam, tiếng Bắc, tiếng Quảng, tiếng Huế, hay... tiếng Anh, tiếng Pháp, cũng không mấy ai ngoái đầu nhìn bạn như vật thể lạ như ở một số thành phố khác ở nước mình. bạn không bị "chém" khi đi mua hàng chỉ vì nói giọng của "người miền ngoài", "người tỉnh". Cũng không có khái niệm "người Sài Gòn gốc". Bạn đến Sài Gòn thì bạn là người Sài Gòn. Sự phóng khoáng đó là văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn, thì khó mà khiến cho người ta ngột ngạt.
    Nhưng tôi cũng lo lắng trong tương lai, sẽ có lúc Sài Gòn ngột ngạt bởi tư duy quy hoạch đô thị yếu kém. Những cao ốc văn phòng mọc lên, nhưng người làm kiến trúc, làm quy hoạch không tính toán đến những mảng xanh của thành phố. Ở nước ngoài, muốn xây cao ốc thì phải có khoảng xanh bao quanh. Ở đây, người ta chiếm cả công viên để làm sân cho tòa nhà của mình. Người ta mặc kệ những giá trị lịch sử, văn hóa, xây những cao ốc khổng lồ bao quanh những công trình kiến trúc có bề dày lịch sử, hoặc đập luôn cả những giá trị lịch sử để biến Sài Gòn thành một đô thị giống hệt những đô thị không tính cách khác.

    Source : http://www.phanxineblog.com

    ReplyDelete
  37. Anonymous5/19/2011

    Tư đưa bài này lên làm chi vậy ta? Muốn chia rẽ dân tộc hả? Muốn như Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên hả? Chỉ có một dân tộc là dân tộc Việt Nam thôi nhé.
    Tư ngày càng phản động đó nghe! Sao vậy ta? Chán viết văn rồi, muốn làm chính trị hả ta? Nếu chán Việt Nam thế thì Tư cứ đi đâu sống cho rồi.

    ReplyDelete
  38. Anonymous5/19/2011

    Tư sợ không dám cho mọi người tự do tranh luận hả? Tư cũng biết sợ nhỉ?
    Thế mới biết "tự do" nó phải có "quản lý" Tư nhỉ.

    ReplyDelete
  39. Bó tay! Phản động gì chứ! Biết đọc sao k biết snghi?

    ReplyDelete
  40. lạ 1 cái là hễ cứ nói ra cái xấu , dù nó là có thực và nhan nhản ngoài đường , bước chân ra cửa là thấy , là vẫn bị gọi là phản động

    ReplyDelete