Chuyện anh chị nhà văn phản ứng với Hội nhà văn nóng bỏng dai
dẳng đã mấy tuần. Văn chương nước nhà tẻ nhạt được dịp mà sôi. Nhưng rất dễ nhận ra cuộc tranh cãi này bắt nguồn từ cái giải an ủi mà Hội
đã định tặng cho anh chị ấy. Chị nhà văn cũng thẳng thắn trả lời phỏng vấn của
phóng viên, rằng nếu được giải cao hơn chị đã chẳng từ chối. Anh nhà văn thì nói vòng, sách tôi được phiếu cao lắm (mà không được giải cao là sao là sao là sao ?).
Cho nên, cuộc cãi cọ này không phải vì nền văn học nước nhà
trong trẻo, sáng sủa hơn, chỉ là lấn cấn từ những cái tôi. Chị nhà văn ở trong
Hội đồng văn xuôi đã mấy mùa, cách làm giải của Hội nhà văn trước giờ vẫn trì trệ
vậy, nhưng gần hết một nhiệm kỳ rồi bây giờ chị mới phản ứng, mới thấy ban bệ
xét giải không đủ tâm và tài. Thật ra, ngay cuộc họp đầu tiên của Hội đồng này,
nhìn mặt đồng nghiệp thì đã rõ nhau rồi, ít nhất trên những tác phẩm mà chị đã
đọc của họ. Thí dụ, cái anh ngồi cạnh chị là một người viết cũ kỹ thì nhiều khả
năng sẽ không chấp nhận được những phong cách mới; hoặc cái anh ngồi đối diện ở
đầu bàn thích nâng đỡ cho những tác giả trẻ gây sốc, hiển nhiên anh sẽ không
cho những cuốn sách có phong cách viết cổ điển nhiều cơ hội. Mấy mùa cùng ngồi
xét giải thưởng cùng nhau, tâm tài thế nào chị nhà văn hiểu rõ, những góc khuất
trong đó, những cuộc dàn xếp bán mua (nếu có)… nhưng chị đã làm gì cho đến khi
cái giải an ủi kia làm tổn thương mình ?
Cuộc thi cử nào cũng có màu sắc của riêng nó, mà phần lớn được
quyết định bởi tiêu chí của ban tổ chức và gu của ban giám khảo. Giải thưởng của
Hội nhà văn chỉ là một trong những giải thưởng mang tính tương đối trung bình. Một người bạn
tôi nói không gửi sách đến dự thi ở Hội vì thấy mấy ông trong hội đồng sơ và
chung khảo chắc là không chịu được kiểu sách của mình đâu. Bạn từ chối tham gia
ngay từ đầu. Nhưng có thể bạn sẽ gửi sách đến cuộc thi khác, nơi mà bạn nghĩ
tác phẩm của mình sẽ được thông hiểu và chia sẻ, vì một vài ông giám khảo đó có
vẻ gì đó tương đối đồng điệu, mà không hẳn vì họ có tâm có tài.
Có kỳ vọng thì mới thất vọng, phải chăng anh chị nhà văn cứ nghĩ giải thưởng Hội nhà văn là danh giá là sang trọng, xong vỡ lẽ
ra thì kêu hoảng ? Chúng ta chờ đợi ở những hội đồng giải của Hội đưa ra một
chuẩn mực cho mọi tác phẩm, điều đó hơi thiếu thực tế. Một cuốn sách không cần đến giải thưởng của Hội xác nhận hay thì nó mới hay. Bằng chứng là nhiều cuốn Hội đã từng xác nhận hay mà có ai biết tới đâu. Thành viên của các hội đồng
này không phải là những người viết giỏi nhất, ngay cả sáng tạo giỏi nhất chưa chắc
thẩm định giỏi nhất cho nhiều phong cách viết trong gần hai trăm tác phẩm tham
dự giải. Mà hơn hết, họ không phải là máy. Nhằm hôm bị vợ chửi mà đọc tác phẩm xét giải gặp đúng câu chửi đó, mất cảm tình ngay.
Một thực tế ở Hội nhà văn là người giỏi không chịu vào Hội đồng
hay Ban chấp hành, họ chỉ muốn chuyên tâm viết. Những người vào đội ngũ thì
chưa chắc là tiêu biểu. Cách xét giải không khoa học, tồn tại những cuộc dàn xếp,
đi đêm... năm nào mà chẳng ong ve. Những giải thưởng của Hội nhà văn phần lớn rơi vào quên lãng, xa lạ với
độc giả, điều mà Hội nhà văn vẫn thường tự biện hộ như là không thỏa hiệp với đám
đông.
Cãi cọ để vỡ lẽ ra, riêng vụ cãi cọ này không vỡ lẽ ra điều
gì bởi hai phía đã chơi bài ngửa từ lâu. Buộc chọn nghiêng về phía này hay phía kia là chọn lựa giữa xấu ít và xấu nhiều, tuyệt không phải giữa xấu và tốt. Nhìn vào mặt ao sẽ biết ngay là nước tù hay nước sạch,
không cần phải lặn ngụp vào, nuốt vài ngụm nước rồi mới biết.
Viết xong cái này tự thấy mình cũng rảnh quá đi :P
Lần đầu tiên thấy chị Tư cho ý kiến về thời sự nhe.
ReplyDeleteĐịnh gửi báo nhưng thấy ăn vụ này cũng hôi dầu quá :((
Deletevà bình luận của chị Tư chuẩn như toán :))
ReplyDeleteEm nói phía nào cũng tối vì phía mình cũng tối :P, chị thấy em khôn chưa ? :))
DeleteNgười đến rồi đi,
ReplyDeleteBỏ ta giữa vùng trời vô tận,
Ta âu sầu, nhặt chữ nghĩa làm vui.
Thế giới ấy, với ta bây giờ hoàn toàn xa lạ,
Niềm đam mê vụt tắt tự lâu rồi.
Còn lại gì trong cõi ấy ta ơi !
đúng rồi, để đây được rồi, gửi báo chi giống Long Nhật thấy bà...
ReplyDeleteha là vầy đi, ban giám khảo chấm một nửa, kiu bạn đọc nhắn tin bình chọn một nửa...kiểu thi đờ-giòi ha là ai-đồ gì đó...
khi đó sẽ biết có bi nhiêu người đọc sách hà...bị vì mấy nhà văn phần đông làm gì có tiền mà bỏ ra nhắn tin ảo?? mà nếu họ có tiền thì cũng khó "ăn" được của họ lắm..hí hí
cảm ơn bài viết "rảnh" này đã cho mình hiểu thêm chút ít về chị nhà văn X...
Vẫn là kiểu “Lép tôn tôi, Lép tôn ta/ Tôn đi tôn lại hoá ra Tôn mình” thôi mà
ReplyDeleteCon đường văn chương... coi bộ lắm tai... ương :-).
ReplyDeleteCó khi chỉ có 1 tai lành, tai kia nghễnh ngãng coi bộ thấy cuộc đời vui hơn :-)
Tôi thích cách làm của Hội Nhà văn Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Phạm Xuân Nguyên đầu bạc.
ReplyDeleteVũ Xuân Tửu
Dạ, vấn đề là vậy đó anh. Nếu thích thì mình đến chơi.
Deletebạn Tư rảnh quá đi.
ReplyDeleteUi trời, nhờ nhàn cư vi bất thiện mà mới được đón chị ở đây :P
DeleteCô Tư luôn nói đúng. Mà đau.
ReplyDeleteHội nhà văn nên có luật: ai đã từng từ chối nhận giải thưởng của Hội thì sau này sẽ không bao giờ được xét trao giải nữa.
ReplyDeleteQuá đúng! Hãy để cho lượt người khác vì đó là... "của hiếm"! Như nhà văn Văn Chinh nói: Tập sách hơn 200 trang, mà có tới 90 trang là thư, thì bố ai đọc được. Loại Y Ban là phải!
DeleteĐọc 1 lần chưa hiểu, đọc thêm mấy lần nữa coi có khai sáng được đầu óc ngu muội này ko đã.
ReplyDeleteĐọc cái này đã quá chị Tư ơi !
ReplyDeleteủng hộ Tư lên tiếng cho dân chủ và tự do ở Việt Nam (tất nhiên là thông qua văn của Tư rồi :D)
ReplyDeleteLần đầu tiên ghé nhà T và lần đầu thấy Tư "nã đạn" cái HNV này. Tui đồng ý góc nhận xét này "Một thực tế ở Hội nhà văn là người giỏi không chịu vào Hội đồng hay Ban chấp hành, họ chỉ muốn chuyên tâm viết. Những người vào đội ngũ thì chưa chắc là tiêu biểu."
ReplyDeleteTư ui. Đau quá đi. Người nào nằm ở diện trên là những văn sỉ có "máu PHÊ" và cái "tâm BÌNH" thường thui. Con người họ hay thích đủ thứ trừ khi "Nhằm hôm bị vợ chửi mà đọc tác phẩm xét giải gặp đúng câu chửi đó, mất cảm tình ngay." Sao Tư lại nói trắng phớ ra vậy. Rảnh...!!! Hehe...
Sau này, tôi chắc chắn để lại tấm gương cho đời. Viết 30 năm= cuộc chiến tranh tranh chống Mỹ cứu nước không thèm (ý mà không được) in một chữ. Không phải là tôi không có giao lưu với những người ở hội nhà văn hoặc các nhà văn tên tuổi. Nhưng tôi thích ở ngoài để không bị "chỉ đạo", muốn viết gì viết và tác phẩm văn học nào cũng cần ở giá trị nghệ thuật là cái chính. Giành giật những giải này nọ, mà người đọc chán phèo là làm cho người ta mất công đọc.
ReplyDeleteChị tư có kết bạn với tôi ở trang web yume, ở đó tôi gửi rất nhiều tác phẩm (phòng khi bị mất plaptop) xem có thua một nhà văn tên tuổi nào ở Việt Nam này hay không? Giành giật nhau ở một "chỗ tối" để làm gì, 9u7o7ng nhiên ở ngoài vẫn sáng hơn.
Nguyễn Công Liệt.
HE HE.....
Deletehttp://yume.vn/clietc/article/nu-nghe-si-thanh-nga-va-nen-cong-hoa-da-mat-tap-1.35DB782E.html
ReplyDeleteNữ nghệ sĩ Thanh Nga và nền Cộng Hòa đã mất. Cả hai giờ là một "bóng ma". Thế mà lại đi sợ "bóng ma" ấy sao?
DeleteYume.vn đã gỡ bỏ tiểu thuyết ấy của tôi rồi và còn cảnh cáo nếu tái phạm là vi phạm luật...
Dù sao thì cũng từng tồn tại trong lịch sữ "bóng ma" ấy, trước sau gì cũng có người viết.
Nguyễn Công Liệt
Bạn ơi có thể cho mình đọc cuốn tiểu thuyết đó không? Nếu đượcbạn gửi qua emai: [email protected] . Thanks
Deleteôi...kiệt lông...
ReplyDeleteTôi biết bạn nhạo tôi không khiêm tốn, nhưng đời mình là tấm gương cho con hoặc người khác là sai sao? Nhớ lại lần nào ai đó từng muốn làm thủ tướng, thì dư luận vội "ném đá" nhưng nguyện vọng đó có gì xấu đâu nào.
DeleteCòn Nguyễn Kiệt Long, năm 1983-1992, tôi từng lấy bút hiệu đó.
Chẳng bao giờ quan tâm tới HNV. Chỉ biết mỗi cô Tư là được rồi, là vui rồi, là đủ rồi. ^_^
ReplyDeleteHAY QUÁ ĐI, HI
ReplyDeleteRảnh vậy mà hay.
ReplyDeleteChuyện buồn thế gian vẫn thế
ReplyDeleteÂu cũng là số phận nổi trôi
Lịch sử vẫn phải phanh phui
Dèm pha đôi chỗ chớ hoài trách chi
Người đời trách nhiệm khinh khi
Ra vào cửa lớn lắm khi lao tù
Sông sâu , bèo cạn anh khù
Lửa sôi, lửa giận lù đù chắc ăn.
Ha ha ...
Ha ha...
Ha ha ...
Bằng những cách khác nhau để vạch trần xấu xa dối trá thì đều tốt hơn là không làm gì.
ReplyDeleteCó những cách sáng chói như mặt trời, cũng có những cách sáng xám như mặt trăng, nhưng đều góp phần đẩy lui bóng tối.
Lẽ nào chê mặt trăng cũng tối như đêm ba mươi?
Ôi! cái danh vọng hão huyền!
ReplyDelete