Một buổi tối của
tuổi mười lăm, cô Chín Tím được tìm thấy dưới chân cầu Tân Thạnh. Rách mướp,
nhưng tay cô nắm chặt tới mức người ta chỉ có thể mở ra từng ngón một. Giữa
lòng tay xanh lạnh, là một cái nút áo.
Tròn, màu trắng đục
gợn nâu, vật chứng duy nhất cô Tím tóm được kẻ thủ ác đã chuyền qua tay từng
người trong xóm, với hy vọng ai đó từng nhìn thấy nó hoặc anh em còn lại của
nó. Cái nút có thể bị bứt ra từ áo trắng học trò, áo xám của anh đò dọc, áo kẻ
của ông thầy giáo, áo chim cò của mấy thằng người hay ôm gà nòi đi cáp độ.
Nhưng chỉ có vậy,
của bất cứ ai, bằng nhựa, lợn cợn trắng nâu, chỗ đính chỉ vô áo bị gãy, cái nút
không nói gì không kể gì thêm. Người có thể kể thì lơ tơ mơ mỗi chuyện mình bị
bịt miệng từ phía sau bởi một cánh tay cứng đanh, sau đó ngất luôn không biết
chi trời đất.
Thiêm thiếp trên chiếc giường trạm xá, đôi lần tỉnh dậy cô Tím lại
dập đầu vào tường, người ta phải nhồi thêm thuốc ngủ cho cô lịm đi. Ai tới thăm
bà nội thắc thỏm mỗi câu “thiệt là quân ác nhơn, không lấy gì đắp cho con nhỏ”,
như thể chuyện con gái bà phơi lạnh quan trọng hơn hết thảy chuyện khác.
- Khóc chừng nửa
năm thì tôi nín. Anh cũng biết đó, nước mắt đâu mà khóc hoài.
Làm ra vẻ dửng
dưng, cô Tím kết câu chuyện của mình, để giải thích cho anh con trai hiểu sao
qua tuổi ba mươi mà cô chưa chồng, sao cổ cô đeo sợi dây chuyền bạc xỏ qua một
cái nút áo. Cuộc coi mắt sẽ kết thúc ở đó, nhưng có khi kết thúc ngay lúc người
con trai ghé cái quán đầu xóm để hỏi nhà Chín Tím. Phải Tím Nút Áo thì qua doi
kia là tới. Vụ nút áo là sao hả ? Vầy, hồi con nhỏ mười lăm tuổi…
Chắc phải bỏ xứ đi
con Tím mới mong kiếm được tấm chồng, bà nội hay rên rỉ vậy. Nhưng cô phải ở lại,
hy vọng tìm được kẻ hại mình. Gã phải là người trong xóm mới thuộc lòng những
chiều thứ sáu, cô Tím về nghỉ cuối tuần, xe lam chạy từ chợ về tới đầu xóm thì
trời đã nhập nhoạng. Phải là người trong xóm mới đánh ngất cô để khỏi bị nhận mặt.
Trong tay chỉ có cái nút áo câm, không đủ làm ra công lý của người, nhưng cô tin
luật trời, thằng bất lương đó phải có khi lơ là mặc lại cái áo có hàng nút tật
nguyền, hoặc sẽ biến sắc khi nhìn thấy dấu vết tội ác lủng lẳng trên cổ cô.
Suốt nửa năm dành
cho việc khóc, cô Tím trốn ở trong nhà, thế giới của cô chỉ từ cửa giữa ra sau
bếp. Nếu không phải nấu cơm giặt giũ cô sẽ săm soi nút áo, như nuốt trộng bằng
mắt, ghi khắc, đóng đinh nó vào lòng mình. Một bữa cô Tím hỉ mũi cái rột, lấy
cùi tay lau nước mắt, nói với chị dâu, mai đi coi cúng đình.
Chín Tím bắt đầu lảng
vảng những chỗ đông người. Hay đi bộ ngoài đường, gặp người đàn ông nào cũng
nhìn nghiến ngấu. Chẳng quan tâm mặt mũi vuông hay tròn, chân ngắn hay cong, chỉ
nghĩ coi mặt họ có biến sắc không, áo có đứt nút không. Kẻ bất lương đang núp
sau mặt nạ của anh Bảy dượng Ba, những người đàn ông sớm xỉn chiều say, hay
chính ông ấp trưởng có ánh nhìn lén lút, không chừng. Cô tin mình sẽ nhận ra gã
bằng thứ linh cảm được chuốt nhọn trong từng ấy tháng ngày. Mùi mồ hôi tay, hơi
thở dày như tát lửa vào gáy cô, và tiếng tim gã lồng lên trong ngực. Chắc chắn mình sẽ bắt được quân bất nhân đó, cô Tím nghĩ vậy.
Bà nội tự dưng lo,
“coi chừng gánh nút áo còng lưng”. Quãng đó bên sông có anh thợ máy nhờ mối mai
qua hỏi cưới. Cô Tím cũng hơi xiêu lòng, nghĩ hôm cưới sẽ mời đông, biết đâu
oan gia của mình cũng tới. Bữa Thợ Máy xách cặp vịt qua nhà xuống mối, nhìn thấy
nút áo trên cổ cô Chín, anh chết lịm. Anh bảo từ đẻ ra đã sợ nút áo rồi, nên mặc toàn áo thun
tròng cổ, cũng không biết sao lại sợ, chắc kiếp trước bị một vốc nút chèn ngang
họng chết oan. Cứ thấy nút áo Thợ Máy sẽ không thở nổi, mà Tím thì lúc nào cũng
treo tòng teng trước ngực, cưới nhau sao giờ.
Chỉ cần gói cái
nút giấu đáy tủ hay quăng phứt ra vườn, là tháng Giêng sang năm có pháo rước
dâu, bà nội rên rẫm. Chín Tím đóng cửa buồng nói vọng ra, “vậy khác gì bỏ
qua cho nó”. Chủ nhân của nút áo giờ
biết đâu đang nằm tréo nguẩy cho vợ nhổ tóc bạc, hay thảnh thơi lắc võng ca vọng
cổ, biết đâu ngồi coi đá cá lia thia. Hình dung đó làm cô Tím thấy mình bốc
khói. Phải có ai đó trả giá cho cái cảm giác buốt ruột, buồn ói mỗi khi bước
qua cầu Tân Thạnh, cho những ánh mắt thương hại dính vào người, cho tuổi hai
mươi héo rượi.
- Tôi mà đi theo
anh rồi thì tụi vô lương đó sẽ thảnh thơi đã đời, vậy đâu được.
Sau câu nói đó,
thêm một người đàn ông ra về khi vừa mới ngồi ấm chỗ bàn trà nhà nội. Anh này
không ghê nút áo, chỉ ở hơi xa. Cô Tím không ngại lấy chồng cách nhà mười ba
cây số, cảnh lạ người lạ, cọ bụng chồng sẽ làm mối thù mòn mỏi. Nút áo còn cô
còn nhớ mình từng tơ tướp bên cỏ chân cầu. Nhưng cái sự vắng mặt của cô sẽ làm nó thoát nơm nớp ám ảnh, vậy thì ông trời
làm gì có mắt. Chín Tím chọn làm gai, không làm đàn bà nữa.
Một bữa bà nội lén
cắt sợi dây chuyền lúc con gái ngủ trưa, bà nội quăng cả dây và nút áo xuống ao
bông súng. Ai ngờ chỉ chút xíu vầy mà nặng, bà nội nghĩ vậy khi nhìn những vòng
sóng dần lặng, nước khỏa dấu vết của cái nút áo vừa chìm xuống. “Bỏ đi. Sống
đi. Sống như thiên hạ vậy”, bà trệu trạo bảo khi Chín Tím dậy quờ quạng cái cổ trống
không. “Họ đâu có nằm phơi bụng dưới chân cầu”, cô cãi, chậm rãi ra ngoài ao
bông súng không phải để nhìn bông súng. Bà nội mướn người bơm đất lấp ao, cảm
thấy hành động ấy quá chừng vô vọng. cô Tím vẫn nhìn thấy bên dưới cỏ, dưới rễ
cây mít, dưới từng lớp đất nâu nhão nhoét, có cái nút áo.
Nọc con rắn hổ đất
chạy từ cổ chân lên tim cô Tím vào năm cô bốn mươi hai tuổi. Nhưng người ta cảm
giác cô chết lâu rồi, đã lâu linh hồn chôn cùng cái nút áo.
Tròn, bằng nhựa cứng,
trắng gợn nâu.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTRỜI ƠI, CÁI NÚT ÁO ĐẦY ÁM ẢNH,,,CÁI THẰNG BẤT NHÂN ĐÓ CŨNG CÓ KHI ĐANG NGỒI CHO VỢ NHỔ TÓC HAY NẰM VÕNG CA VỌNG CỔ KHÔNG CHỪNG. XÃ HỘI VỐN KO THIẾU MÀ.
ReplyDeletekhông được comment đầu tiên rồi, Tư up bài nữa rồi đọc sướng cả người...Mà sao người ta cứ mãi sống trong quá khứ để rồi cuối cũng trở thành quá khứ, mà sao người ta phớt lờ hiện tại, mà sao người ta gạt bỏ tương lai dễ dàng quá vậy, sao người ta không "Bỏ đi. Sống đi. Sống như thiên hạ vậy" (mà điều này thì chắc dễ dàng). Nhưng suy ngẫm lại thì đó là quan điểm, là cách nhìn của những người ngoài ngoài cuộc, không trải qua thì làm sao mà biết được chứ bởi "Họ đâu có nằm phơi bụng dưới chân cầu" mà nếu không trải qua thì người đời cứ mặc nhiên mà nhìn nhận theo ý mình. Cuối cùng, con người cứ mãi loay hoay giữa quá khứ và hiện tại, phải chăng bài học cuối cùng và lớn nhất của đời người là sự tha thứ...
ReplyDeleteLÀM SAO ĐỂ CÔ TÍM ĐÓ SỐNG MÀ QUÊN ĐI QUÁ KHỨ, NẾU QUÊN-THA THỨ THÌ QUÁ DỄ DÃI CHO MẤY THẰNG DỞ TRÒ KIA, HUHU, TỘI NGHIỆP QUÁ...
DeleteTư cứ "lừa tình" hoài, cứ mỗi lần up truyện gì lên là để chương này chương nọ, mà sao thấy mấy cái chương hổng có liên quan gì hết, đừng nói là mỗi "chương" là một truyện nhe? Mà với tốc độ này chắc cuối năm nay sẽ ra tác phẩm mới phải hông tư?
ReplyDeleteMột người bị một mũi tên bắn trúng - mũi tên tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống người ấy vội mời một y sĩ mổ xẻ đến chăm sóc.
ReplyDeleteNgười ấy nhất định không chịu, bảo: “Tôi sẽ không rút mũi tên ra một khi tôi chưa biết rõ được ai là kẻ bắn tôi - hắn thuộc dòng dõi hoàng tộc, Bà-la-môn, là kẻ buôn bán hay người làm công?”.
Mọi người khuyên nên cấp bách nhổ tên ra kẻo nguy hiểm đến tính mạng. Hắn nói: “Tôi sẽ không rút tên ra khi nào tôi chưa biết được người bắn tôi tên gì, tộc tánh gì; kẻ đó cao hay thấp, da đen, da sẫm hay da màu; hắn ở làng nào, thị trấn, thành phố nào?”.
Do bị khuyên tiếp, hắn kiên quyết: “Trừ khi tôi biết rõ cái cung mà tôi bị bắn thuộc loại cung thường hay cung nỏ, dây cung làm bằng dây leo, dây gai hay thứ cây có nhựa; mũi tên mà tôi bị bắn được kết bởi lông gì, được cuốn bởi loại gân nào; mũi tên đó là tên nhọn hay tên móc, thuộc loại tên như đầu sào, như răng bò hay như kẽm gai...; trừ khi biết rõ như thế tôi mới rút tên ra!”.
Rồi người ấy chết. Chết, nhưng người ấy vẫn không biết được gì! (st)
Thương cô Tím quá!
ReplyDelete...đọc đc 1 khúc trên tuổi trẻ chủ nhật (truyện ngắn 1001 chữ)...;)) thiếu rút lại nhiều qua nên đọc thấy hk đã
ReplyDeleteĐau -rất đau -
ReplyDeleteĐAU, tôi gõ 3 chữ cái này mà thấy nghẹn trong lồng ngực. Nghẹn vì sự nghèo nàn, bất lực của vốn từ ngữ của chính mình. Đâu chỉ đau, hỗn độn những cảm xúc có thể gọi riêng từng tên nhưng khi hoà vào nhau, chúng thành vô định, thành sự yếu đuối của ngôn từ.
ReplyDeletequyen le dien ta cung hay lam.
DeleteLH
Nõi đau hòa vào nhau thành sự yếu đuối của ngôn từ. Cảm ơn quyen le đã diễn đạt thay cho Thư. Vì mỗi bận đọc bài của chị Tư xong, mình rất muốn viết cái gì đó để bớt đi những cảm xúc đang ứ đầy mà mọi thứ trở nên vụng vặt, không sắp xếp được.
DeleteUi da, viết lời nhắn xong thì phát hiện ra mình đội trưởng đội nhanh tay, quánh sai chính tả. Chị Tư để dành commment đó của Thư lại nha. Mắc cỡ quá đi à...
DeleteChị Tư à, em tìm mà không thấy địa chỉ liên hệ của chị nên comment luôn ở đây. (Bạn nào biết cách liên hệ với chị Tư, vui lòng cho mình được biết)
ReplyDeleteHiện có một vị tu sĩ người Việt ở Ấn Độ muốn tài trợ cho các nhà văn viết về con người, đất nước Ấn Độ. Công việc hoàn toàn vì mục đích xã hôi, phi chính trị. Vị này do xa quê đã lâu nên không rành về các nhà văn Việt Nam, nên em đã xin được giới thiệu chị. Vậy mong chị liên hệ với em qua địa chỉ sau: [email protected] (Tú). Cám ơn chị nhiều. Dù thế nào cũng mong nhận được hồi âm của chị Tư.
Tư à, có cái vụ trong đây đụng chạm 1 người đã đi xa rùi, hì
ReplyDeleteTôi cám ơn em, Nguyễn Ngọc Tư.
ReplyDeleteEm Tư,
ReplyDeleteTôi gởi em một email cách đây không lâu, xin phép em để dịch bài MỘT DÒNG XUÔI MÃI MIẾT ra tiếng Danmark. Hy vong em đã nhận được email đó. Tôi đang chờ tin em. Em đồng ý tôi mới bắt đầu.
Lene Huynh
Ủa, sao hình trái sầu riêng của tôi đâu mất tiêu rồi? Khó lắm mới để được hình đó lên, vì phải cắt xén dữ lắm mới vừa với khổ khuôn hình của em. Mất uổng quá!
ReplyDeleteChị Linh.
Tu oi Minh uoc ao duoc den tham noi maTu ngoi Viet . Noi do nhin qua duong co cai cho nho nho co may Nguoi dan Ba ban ca hay cai cu Nhau
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete