Sep 19, 2008

Có lần đã ước, "quyền được là mình"

 Bi kịch wá, cái anh này nói chuyện với mình mà anh không chịu lắng nghe mình, ảnh ngồi với mình mà trong đầu ảnh tòan là giọng của mấy ông già,  mình cũng có duyên lắm mà, đâu có đến nỗi nào... Hix hix

Post lên đây với mong muốn, lần cuối nói về vụ này.

1-Gió lẻ, từ khi đăng tải nhiều kỳ trên SGTT cho đến khi in sách, Ngọc Tư đã đón nhận sự phản hồi từ phía bạn đọc như thế nào ?

Tôi cười khi bạn bảo, đọc lần thứ hai mới hiểu. Tôi cười khi bạn nói, nó giống như bài thơ. Tôi cười khi bạn bảo, nó chẳng giống tôi chút nào. Tôi cười khi bạn nói, sao không viết truyện nào vui vui, gì mà buồn quá… Đứa con này đã ra đường rồi, người ta nhìn nó và cảm nhận nó, đối xử với nó thế nào không còn nằm trong tầm tay tôi.

2-Sáng nay tôi ngồi với anh em đồng nghiệp trong quán cà phê Bông Giấy, Ngọc Tư lại trở thành sự quan tâm, bàn luận của mọi người. Có người nói qua Gió lẻ, thấy Ngọc Tư vượt hẳn lên so với CĐBT về phong cách và ngôn ngữ, có người không đồng tình, cho rằng qua Gió Lẻ, Ngọc Tư không còn là đặc sản của một vùng đất đã làm nên Nguyễn Ngọc Tư. Từ phong cách, ngôn ngữ, chi tiết . . . đã mất đi bóng dáng của CĐBT, trong khi hai nhà văn lão thành Sơn Nam và Trang Thế Hy suốt một cuộc đời chẳng những không thay đổi mà càng làm đậm thêm phong cách. Ngọc Tư có suy nghĩ đến điều nầy ?

Xin hỏi lại, Gió lẻ không còn bóng dáng của CDBT hay bóng dáng tôi ? Bởi nếu cần bóng dáng của CDBT thì tôi không cần viết một cái bản sao CDBT khác. Còn bạn đang nhắc tới bóng dáng tôi thì CDBT không đại diện duy nhất cho tôi. Mười năm tôi viết những cái mà người ta thích, giờ tôi viết những gì chính mình thích. CDBT, hai ông Sơn Nam và Trang Thế Hy cũng không thích đâu. Mà, đem tôi so sánh với hai cây đại thụ này thì chẳng phải là … ăn hiếp tôi sao ? Cứ mỗi lần cái cây nhỏ này ra một nhánh mới, mọi người lại kêu lên, nhánh này không ổn, nó làm cho cây nhỏ không giống cái tàng của mấy cây kia. Sao bạn nghĩ rằng tôi muốn lớn giống hệt như hai nhà văn mà tôi yêu quý ?
3. Có chút hiểu lầm ở đây : Bóng dáng CDBT ở đây là phong cách, là ngôn ngữ, là giọng điệu của Nguyễn Ngọc Tư. Cũng không ai bắt cô phải giống hai nhà văn lão thành của chúng ta. Ý tôi muốn nói có những nhà văn giữ suốt đời một phong cách viết, một giọng điệu kể chuyện, trong khi Ngọc Tư qua CDBT và Gió Lẻ là hai Ngọc Tư hoàn toàn khác nhau ?Và, theo Ngọc Tư thì viết cái mà người ta thích với viết những gì chính mình thích đã tạo nên hai phong cách đó ?

Bạn thấy có hai tôi khác nhau sao ? lạ thiệt, mấy hôm trước, một người bạn tôi lại bảo với Gió lẻ tôi chưa thóat được (sao bạn ấy lại nghĩ là tôi muốn thoát ?), vẫn là tôi của năm xửa năm xưa ấy. Điều đó có nghĩa, cách cảm thụ của mỗi người có chút khác nhau. Tôi như một kẻ đẽo cày giữa đường, ai qua cũng ngó ngiêng chỉ trỏ một tí. Cái tôi thấy buồn không phải vì những lời chân thành của bạn, mà là tôi thấy mất tự do. Mọi người cứ gào thét đòi tự do sáng tác, nhưng lại băn khoăn trước việc cô ta viết như cô ta thích. 

4-Ngọc Tư muốn nói gì qua hai từ Gió lẻ được dùng để làm nền cho câu chuyện ?

À, tôi thích gió. Nó thơ mộng, bảng lảng, khó nắm bắt. Tôi lớn từ xứ gió, mà gió Nam gió chướng gì cũng đẹp, nên bị ám, viết gì cũng cho gió thổi. Thật ra tôi có thể viết Nắng lẻ, hay Mây lẻ, nhưng những thứ này không… lạnh, khi tôi đang nói tới cái cô độc hiu hắt của cuộc đời.

5-Thật tình mà nói, CĐBT đã lôi cuốn mọi tầng lớp bạn đọc, từ tiểu thương, nông dân, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ . . . tùy theo trình độ của mỗi người mà có cách cảm khác nhau. Ở đó, người ta thấy một Nguyễn Ngọc Tư gần gũi, mộc mạc mà sâu sắc. Từng chi tiết, từng cử chỉ và từng lời thoại của các nhân vật mang đậm màu sắc của một vùng đất. Nhưng Gió lẻ, nếu so với CĐBT thì có một khoảng cách rất xa, rất kén chọn người đọc bởi thủ pháp “montage” và sự phù phép về chữ nghĩa ?

Cho đến câu hỏi này là tôi đã thực sự nhìn thấy một bi kịch, là bạn đọc cứ trải chiếu ở cái chỗ Cánh đồng bất tận và muốn tôi ngồi uống rượu mãi ở đó. Trong khi tôi muốn đi và thực sự đã đi rồi. Tại sao tôi cứ luẩn quẩn ở cánh đồng đó trong năm năm, mười năm và hai ba mươi năm nữa, mà không được đi uống rượu, ngắm cảnh ở không gian khác. Tôi biết, cái chỗ tôi muốn tới và thích tới không đông đảo người chờ đợi và chúc tụng, nhưng tôi tự hào là mình cũng chịu dời chân khỏi cái hào quang cũ mà đi.
6.  Không ai muốn Ngọc Tư ngồi nhậu mãi một chỗ, Ngọc Tư có thể nhậu từ trên rừng xuống biển, nhậu từ Bắc vào Nam, hoặc xa hơn nữa, nhưng dù nhậu ở đâu thì cũng nhậu theo kiểu của Nguyễn Ngọc Tư ?

Vẫn cứ khô khoai và rượu nếp à ? vẫn cứ xếp bằng trên chiếu ? Tháng trước qua tôi lỡ ngồi ở Lào, nên tôi không nhậu được bởi ở đó tìm không ra khô khoai, cũng chẳng rượu nếp. Tháng trước nữa tôi nằm ở Tam Đảo, bạn đi cùng chỉ mang theo rượu mà không có khô khoai, vậy là tôi ngồi không, chết thèm ?! Tôi muốn tùy nghi, sống và viết, theo đúng như bản chất thất thường vô chừng của mình. Tôi biết không ít người đang băn khoăn bởi ý nghĩ, họ đã mất tôi rồi. Nhưng tôi đi đâu đó không có nghĩa là không quay lại. Con cá quẫy để khỏa bèo vì nó cần thở ở một khoảng rộng hơn. Tôi cũng vậy.

7-Xin hỏi một câu hơi vô duyên, điều gì khiến Ngọc Tư viết Gió Lẻ, một câu chuyện dường như không có không gian và cả thời gian ?

Ủa, có phải phóng sự ký sự đâu mà phải nhất định có không gian thời gian ? Tôi đã từng gặp những câu hỏi kiểu như, viết cái truyện đấy thì nguyên mẫu ở đâu ? Trời, tôi nói dóc kiếm tiền mà. Lần này tôi nói dóc hơi… quá, giống như kể lại giấc mơ
Hồi nhỏ tôi mê phim kiếm hiệp, truyện kiếp hiệp, có mấy anh chàng hiệp khách cứ rày đây mai đó, gặp ai yêu nấy, gặp ai đánh nấy, tôi khóai. Hai năm gần đây, tôi cũng thường hay đi, đi bụi, gặp tối thì ngủ, gặp đói thì ăn. Và thời gian phần nhiều trên những chiếc xe đò, tôi nghĩ về một câu chuyện về cuộc đi bất tận của những người không tên tuổi… 

8-Gamzatov từng nói: “Văn học không có ranh giới, nhưng nhà văn phải có quê hương”. Và chính ông đã làm cho cả thế giới nầy biết đến cái làng Đaghextan nhỏ bé của ông. Với những tác phẩm đã qua, Ngọc Tư đã tạo nên dấu ấn trong lòng bạn đọc cả trong và ngoài nước về một vùng đất. Có bao giờ cô nghĩ rằng mình sẽ làm đậm thêm dấu ấn đó không hay tiếp tục dắt bạn đọc đi nhậu khắp cùng trời cuối đất ?

Trời, lại một ông già vĩ đại nữa. Tôi không biết bạn hiểu câu của ông nhà văn ấy thế nào, nhưng tôi hiểu câu đó theo cách tôi đang làm. Tôi 31 tuổi, điều tôi quan tâm không phải là cái thành tựu vĩ đại mà ông ấy có, tôi chỉ nghĩ, khi ông trạc tuổi tôi, thì ông làm gì và nghĩ gì, vật lộn với cuộc viết lách như thế nào ? Tôi muốn biết ông ấy đã từng làm – cách - nào để có được sự vĩ đại đó. Có hoang mang không ? Có băn khoăn không? Có mệt mỏi không ? có trống rỗng không ? có dò dẫm tìm đường không ? có thấy chật chội không ? 

(Tường thuật lại cuộc du côn giữa Bầu và Danh)


19 comments:

  1. Anonymous9/19/2008

    Je vous aimez!

    ReplyDelete
  2. Bạn nặc danh ơi! Nếu bạn là người Pháp thì câu bày tỏ này rất đáng trân trọng. Còn nếu bạn là Việt Nam ta thì ... bạn ơi, người ta chỉ "tỏ tình" bằng tiếng mẹ đẻ của mình thôi!

    ReplyDelete
  3. Anonymous9/21/2008

    Ai nói gì thì nói, đường ta ta cứ đi...Vậy đi chị.

    Chị Tư nhạy cảm quá!

    Tôi phục chị vì những cái riêng có trong những điều mới mẻ. Và Gió lẻ là một điều như vậy...

    Chúc chị bình an.

    TK

    ReplyDelete
  4. Anonymous9/21/2008

    chẳng cần quan tâm là chị 4mới hay chị 4cũ. Những nỗi sầu dịu dàng vẫn ở trong những câu chuyện của chị. Thế là đủ!
    Chị này, giờ thì em lại bị ám ảnh bởi Thổ Sầu và Puvan. Những nơi đó ở đâu hả chị. Em tìm hoài không gặp...

    ReplyDelete
  5. Anonymous9/21/2008

    Chị Tư ,

    Làm sao có thể đọc được Gió lẻ, tôi ở xa quá , không thể mua sách được. Chị có post lên Net không ?

    Cao Chinh

    ReplyDelete
  6. Anonymous9/21/2008

    hihi, chac Ngoc Tu buc boi ha, viet xong entry nay co thay " da doi du con" khong ?
    Toi thich van cua chi ( ca moi lan cu), doc van cua chi la cach toi giam cang thang.
    Mac thien ha noi gi, cu duoc la minh la thich nhut,dung khong?

    AH

    ReplyDelete
  7. Gió Lẻ... Gió Lẻ... đây...:
    http://www.viet-studies.info/NNTu/NNTu_GioLe.htm

    ReplyDelete
  8. Anonymous9/22/2008

    "Gió lẻ" đọc xong buồn và thất vọng dường như là của ai đó chứ ko phải Ngọc Tư mà tôi từng say mê.Tất nhiên là NT có quyền viết những gì bạn thích...cũng phải thôi văn thì phải muôn màu muôn vẻ lại muôn hương chứ ko thể nở mãi 1 loài "cúc vạn thọ"...Ai buồn hay thất vọng thì ráng chịu phải không cô Tư ?.?.
    @ Vĩnh của Tư.

    ReplyDelete
  9. Anonymous9/22/2008

    duoc doc nhung bai viet, suy nghi cua chi, em con co the thay cuoc doi nay dang song hon 1 chut (vi da tung co nhieu thu rat dau, dau hoai). cam on khi chi la chinh chi, chi Tu a`. iu chi nhieu!

    ReplyDelete
  10. Anonymous9/22/2008

    Nguyen Ngoc Tu phai hon Ong Son Nam nhieu chu.

    Vi it ra, trong nhung doan van cua Co, Co con nhac den voi nhung than phan phu nu lay chong Dai Loan hay nhung than phan khon cung cua xa hoi Viet Nam bay gio.

    Con Ong Son Nam, du la mot nha van "lon", nhung Ong da khong de cap toi nhung chuyen dau long nhu vay.

    Vay "lon" nhu Ong Son Nam de lam gi? Cai "lon" cua ong giup gi xa hoi hien tai?

    Toi xin loi vong linh cua Ong Son Nam khi viet ra nhung dong chu tren. Nhung do la su that.

    ReplyDelete
  11. Anonymous9/24/2008

    Nói thật, tôi thích so sánh Tư với Hồ Biểu Chánh hơn. Vì đậm chất Nam Bộ và thiên về ngôn ngữ, cũng như thân phận con người.

    Còn so với Ông Sơn Nam và Trang Thế Hy quả tình là khập khiểng.

    ReplyDelete
  12. Anonymous9/25/2008

    ở nước ngoài có thể mua cuốn Gió Lẻ ở đây
    http://www.vinabook.com/gio-le-va-9-cau-chuyen-khac-m11i29931.html

    [email protected]

    ReplyDelete
  13. Anonymous9/26/2008

    Tư ơi, cứ nghĩ và viết thoải mái đi. Viết gì, nghĩ gì là quyền của Tư mờ.

    Những gì Tư viết có phải mình thích hết đâu. Thích hay không là quyền của mình sau khi đọc rồi cảm nhận.

    Ai cũng có quyền riêng của mình. Tư có ép ai thích hay không thích những gì Tư viết đâu! Mà mình cũng không thể ép Tư viết thế nào.

    Sao mà thiên hạ "kỳ" quá. Nhưng kệ đi Tư, người ta yêu mến mới quan tâm. Coi như chút gió cho mát hé!

    ReplyDelete
  14. Anonymous9/27/2008

    Các bạn sao cứ hay so sánh chị Tư với các nhà văn đi trước chi vậy.Qua đọc vài phỏng vấn cũng như văn chị Tư,tôi thấy chị rất kính trọng các nhà văn đi trước như nhà văn Sơn Nam hay Hồ Biểu Chách.(So sánh chị với các nhà văn này tôi tháy không phù hợp lắm.)Chị Tư hay viết tạp văn(rất hay) và truyện ngắn nhưng chưa viết tiểu thuyết sao lai so sánh chị với Hồ Biểu Chánh.Còn về nhà văn Sơn Nam thì chị Tư cũng đã nói nhiều lần rồi là chị luôn xem đó là một nhà văn lớn mà.
    Tôi yêu mến văn chị Tư cũng như các bạn nhưng đừng vì thế mà thiếu kính trọng đối với các nhà văn như nhà văn Sơn Nam.

    Thuy Linh - Can Tho

    ReplyDelete
  15. Anonymous9/28/2008

    Tôi xin lỗi vì tôi nói so sánh chị Tư với Hồ Biểu Chánh là chưa chính xác, nhưng mỗi khi đọc văn của chị ấy trước đây (trước Gió lẻ) tôi cứ hay nghĩ đến Hồ Biểu Chánh về những trang viết về thân phận con người của Ông, dĩ nhiên ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh là những ngôn ngữ hơi cổ, phù hợp với thời của Ông.

    Còn về Ông Sơn Nam tất nhiên khác hẳn, vì ông là 01 nhà Nam bộ học viết nhiều về địa chí, và những tác phẩm của Ông để lại là 01 kho tàng (Tôi cũng rất thích Hương Rừng Cà Mau). Còn Bác Trang Thế Hy lại là một cây đại thụ khác về nhân cách và những trang viết thâm thúy, ý nhị mang màu sắc triết học.

    Tất cả những nhà văn trên tôi đều yêu thích, và cả Nguyễn Ngọc Tư nữa. Những phong cách khác nhau tạo nên sự đa dạng cho văn học Miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

    Có lẽ NNT dù thích hay không thì đều sẽ nhận được những phản hồi từ Gió lẻ, và những lời góp ý là những lời chân thành. Dĩ nhiên không ai bắt chị viết theo họ được nhưng những lời góp ý sẽ giúp ít cho những sáng tác của chị. Tôi tin như vậy.

    ReplyDelete
  16. Kinh thật! Không hoang mang, mệt mỏi trong cái "trường văn trận bút!" này mới là chuyện lạ!

    ReplyDelete
  17. Anonymous10/01/2008

    Bác vuong duc binh nói quá đúng! Khủng khiếp thật! Hi.

    ReplyDelete
  18. Anonymous10/07/2008

    toi khong thich GL cung nhu khong thich CDBT, toi thich 9 cau chuyen khac va ... nhung cau chuyen khac hon

    ReplyDelete