(...nên ta cho thuốc đỏ vô tung tóe. huhuhu)
Đám đông nhỏ bé…
Nhiều khi ớn chữ, tôi mua mấy tạp chí phụ nữ, thời trang về để… coi hình. Hững hờ để từng trang trôi qua tay mình, khuây khỏa được chút kia thì thương vương nỗi nọ. Mình không thể có trang sức này, quần áo này, bộ mỹ phẩm này hay cái túi xách, đôi giày này. Hoặc chúng quá hào nhoáng chỉ để trình diễn hoặc quá sang trọng, quý phái hoặc chúng quá đắt tiền. Giống như một mối tình không mơ mộng và hy vọng. Tôi nhớ tới má cùng chị, nghĩ, nếu cố gắng, mình cũng mua được một vài thứ bày biện trong tạp chí này để tặng hai người phụ nữ mình thương.
Và má tôi sẽ xòe bàn tay chai sần quắt queo của mình, để quy đổi giá tiền cái túi xách ra… lúa, ra mấy giồng cải, bàng hoàng biết nó giá trị hơn cả một vụ mùa. Chị tôi chắc cũng bẽ bàng, chẳng có đôi giày nào hợp với đôi chân héo thường xuyên dầm trong nước, chẳng có bộ trang phục nào chị mặc để bưng bê trong cái quán giải khát nhỏ xập xệ bên đường. Chưa kể nội dung, chỉ giá bìa thôi, tạp chí đã là một thứ xa xỉ, với đám đông kiếm sống vất vả, tảo tần như má, chị tôi.
Nhưng những tạp chí đó vẫn được người ta yêu thích. Những món hàng tinh tế, sang trọng, đắt đỏ và xa hoa vẫn được người ta mua. Cuộc sắm sửa của họ bình thản và nhàn tản như trẻ con mua viên kẹo, như tôi mua tờ báo, không một chút thắt lòng nào. Họ ít, nhưng là số - ít – gì – cũng – có.
Vài lần trong đời, tôi cũng đứng về phía số ít đó, nên sau này không còn cực đoan quay quắt khi nhìn những cái sân tennis của huyện lỵ nghèo. Tập thở đều khi qua những cao ốc sang trọng những resort thơ mộng, giữ nhịp tim không đổi khi đứng trước miên man cỏ mượt sân golf. Tự nhủ, mình chẳng có lỗi gì.
Tôi thật chẳng lỗi gì với bầy trẻ xóm chài kia, dù chúng không được vào cái bãi cát tuyệt đẹp mà tôi đứng ngắm biển chiều. Chỗ này ngày xưa, trước khi trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp, đám trẻ đó đã từng chạy chơi. Và đứng ngoài rào, dì tôi sẽ không oán giận nếu tình cờ nhìn thấy đứa cháu ruột mình xênh xang trong một sân golf, nơi chỉ vài năm trước là mảnh ruộng của dì, cho đến một ngày dì bị bứt lìa đi, cỏ thay màu xanh của lúa. Không vì những điều như thế này mà người ta thôi sống và tận hưởng cuộc sống. Sáng nay tôi vẫn phải la cà quán xá dù ở miền quê xa xôi, bà ngoại tôi lụm cụm xách vài con tôm sú ra chợ xã bán, đổi chút tiền còm.
Cũng đành, tôi đang cố rời đi nhưng những người thân tôi vẫn ở lại giữa đám – đông – nhỏ – bé. Cố cân nhắc trong mớ vốn liếng tiếng Việt của mình, tôi tìm được một cụm từ vụng về, cũng giống như mọi người vẫn đang xốc xáo từ điển để chọn những chữ thật dịu dàng cho số đông thương khó này, để lẩn tránh không phải dùng hai từ “tầng lớp…”.
Những chuyên san phụ nữ và thời trang, chiếc Rolls-Royce, hay những sân golf là thí dụ. Chúng hiện diện, phát triển để chờ đợi người ta gọi đúng tên những khoảng cách đang ngày càng xa biệt.
Chỉ là đôi lần chạnh nghĩ, một người viết ít nhiều đa cảm như mình mà giờ giả vờ thản nhiên rời bỏ đám đông nhỏ bé, thì những người mang chức phận, thường rất lạnh lùng và tỉnh táo, họ đứng về phía số - ít – gì – cũng – có, cũng là lẽ đương nhiên. Và đương nhiên, đám đông bị quên lãng, bị đẩy dạt đến những bìa trời. Tan tác.
Họ có làm sao thì cũng không phải lỗi của tôi. Ừ, nào phải lỗi của tôi. Không phải đâu…
Kjd po'k tem
ReplyDeleteTrùi, đọc mà nghe buồn thúi ruột !
ReplyDeleteMói sanh mà sầ`u quá không hay đâu !
Viết cái gì vui vui chút đuoc không Tư ? !
Cam on Tu nghen, doc bai nao cua Tu cung thay minh trong do, thay biet nhung khong sao viet noi thanh loi ( Xin loi Tu vi tieng Viet khong dau, minh dang su dung may vi tinh cua ong chu My nen khong co cai dat chuong trinh tieng Viet ).That tinh thi co doi luc chi cam thay minh lac long giua hai cum tu nay, va thuong hay tu hoi minh thuoc ve so nao day so dong hay so it, ban khoan mai van chua tim ra cau tra loi noi. Vi van con cam thay nghen ngao va nhoi dau noi long nguc ben trai moi khi nhin vao so dong kia. Cam giac an han va am uc khi nhin vao so it kia ( an han vi doi khi minh cung sam vai so it... ). Nho ban noi mi hay da sau da cam chuyen the gian ma sao cu doc van cua NNT hoai vay ( vi cung buon ), minh cuoi buon vi van cua Tu noi dung noi buon dang mac nghen noi long nguc minh nen cam giac duoc giai thoat duoc bung ra noi buon bi nen nay... rat da doi. Cam on nho Tu va mong rang nho van tiep tuc an binh tren con duong nho dang di.
ReplyDeleteĐọc mà thấy đau, thì chắc người viết cũng rất đau. Em xin lỗi, chị không có lỗi, bà con không có lỗi. Em xin lỗi...
ReplyDeleteChắc là em cũng không có lỗi. Nhưng em xin lỗi!
ReplyDeleteNgày lại ngày, càng đọc truyện của chị Tư càng thấy mình thiếu một chút gì đó. Một suy nghĩ, một cái nhìn, một ánh mắt, một thoáng vụt qua... Bao nhiêu thư trên cuộc đời này mà em chưa nhận thấy, bao nhiêu nỗi đau, cái gượng cười oằn trĩu nỗi ưu tư, em không thấy, hay quá vô tình không nhận ra...
ReplyDeleteGiống như chuyện em là mem từ rất lâu của http://woim.net (một web khá hay về nhạc không lời, mong chị Tư ghé qua thử 1 lần) nhưng em chỉ biết down nhạc, không biết đằng sau website là cả 1 tập thể, những công sức... h website ấy đang thiếu kinh phí duy trì mà em chẳng làm j đc, tệ quá chị ha...
Ha ha... vấn đề muôn thuở + sự nhạy cảm của phụ nữ + lời văn gần gũi chính hiệu chị Tư = tuyệt!
ReplyDeleteTin học dzui --->
public XaHoi TienHoa(int khoangCachGiauNgheo)
{
if( khoangCachGiauNgheo == 0 )
return (xaHoiLoaiNguoi = lyTuong);
return xaHoiLoaiNguoi == nhucDau_KhoGiaiQuyetQua;
}
Hì hì :D
Chúc chị Tư khỏe, có nỗi buồn để viết hoài he he... dzỡn thôi nghen :D
Cho em xin một bài về Cà Mau đi chị Tư, thành phố Cà Mau ấy. Cái gì cũng được, vài tấm hình cũng được. Nhớ quá!
ReplyDeletemời các bạn ghé thăm blog của mình vietnam-dulich.blogspot.com
ReplyDeleteChắc Tư cũng nhớ, có một thời trong lịch sử đất nước, mới gần đây thôi, cái "đám đông" kia vì bất mãn với sự phân cách giàu nghèo mà vùng lên đạp đổ cái "số-ít-cái-gì-cũng-có", san bằng xã hội để chả ai giàu hơn ai. Kết quả chúng ta được một đất nước nghèo khổ thế nào thì chúng ta đều rõ. Và bây giờ, ta phải làm lại từ đầu.
ReplyDeleteMột xã hội san bằng là một xã hội không thể phát triển vì nó đi ngược lại qui luật cạnh tranh. Đã cạnh tranh thì giống như ở cuộc thi chạy, ắt có người chạy nhanh, có kẻ chạy chậm. Tư đi thi viết cũng vậy. Tư được giải chớ có phải ai cũng được giải đâu?
Nhưng tất nhiên một xã hội mà có sự phân cách tầng lớp quá xa cũng là một xã hội sẽ gây bất mãn như Tư đang bất mãn cho cái "đám đông" kia.
Nói chung, đây là một bài toán khó.
Bạn à, tui viết bài này không phải là bất mãn cho đám đông mà tui than thở giùm họ. Tui nghĩ nếu tui đứng về số ít cũng chẳng sao, nhưng nhà cầm quyền mà ngã hẳn về phía đó thì tui hong chịu., mà nhều người cũng hong chịu.Đông người hong chịu thì nguy.
ReplyDeleteTui sợ chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu lần nữa.
Zị đó !
Và tui viết vụ này để nói rằng ; có.
Coi chị Tư kìa. Cứ hong chịu hoài... Thôi ráng chịu xíu đi hen, rồi từ từ chứ... he he :)
ReplyDeleteThì lịch sử cũng đã chứng minh rồi, tại có nhiều người "hổng chịu" sự "bất công", nên vùng lên đạp đổ để xây dựng xã hội mới, nên mới sinh ra Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Và thử nhìn xem, kết cục của nó bi thảm như thế nào, tại vì nó đi ngược lại qui luật phát triển kinh tế. Động cơ để mỗi người phấn đấu là để có được một cuộc sống giàu có cho bản thân, chứ hổng cho người ta giàu thì làm gì còn ai phấn đấu? Không phấn đấu làm sao xã hội phát triển?
ReplyDeleteỞ Mỹ hiện giờ cũng có nhiều người "hổng chịu" nên mới bầu Obama lên làm tổng thống đặng chia bớt tiền của người giàu cho người nghèo ( tăng thuế người thu nhập cao, giảm thuế người thu nhập thấp, tăng phúc lợi xã hội, giảm sự chênh lệch tầng lớp giàu nghèo). Nhưng mà nguời giàu thầm nhủ, thuế cao thế này ông chuyển công ty của ông qua nước khác, thế là người Mỹ mất việc làm.
Cũng có những người giàu buồn buồn trước cảnh nghèo của người khác thì đem tiền đi cho, như vợ chồng Bill Gate.
Nói chung, để tìm ra một giải pháp có hệ thống vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa làm ngắn lại khoảng cách giàu nghèo thật là không dễ. Nên không thể cứ "than vãn" và đổ trách nhiệm cho chính quyền theo kiểu "tôi thế nào cũng được", chính quyền phải làm gì đi chứ. Không làm gì thì tôi than thở, chê trách đây này. Vậy thì dễ quá.
Mỗi cá nhân phải tự nhận thấy trách nhiệm của mình cùng chính quyền tìm ra giải pháp nếu thực sự muốn một xã hội tiến bộ và bình đẳng hơn ra đời.
Chà, vụ này tui thấy càng cãi càng căng nghen. Túm lại là nếu mà tui không có giải pháp gì, thì tui không nên viết gì hết ???? Nhưng trách nhiệm của người viết là... viết mừ. Vậy thì tui chỉ nên viết tả hoa lá, tả cảnh đẹp, tả hòang hôn thôi ?
ReplyDeleteChẳng phải, tui thấy có người kia đau thì tui la lên, bác sỹ sẽ chữa, vì trách nhiệm của tui là la, chứ tui đâu có học y, chữa là chết chắc.
Chào Nguyễn Ngoc Tư.
ReplyDeleteTôi hiện là biên tập viên của một tờ Tạp Chí Văn nghệ địa phương (Tạp chí Văn Nghệ Lai Châu).
Tôi là một trong số rất nhiều người thích văn của bạn. Ở lai châu, không có nhiều hiệu sách, và cũng không thấy bán những cuốn sách mới. Tôi thường đặt mua những cuốn sách mình thích qua mạng. Nhưng tôi chắc rất nhiều người muốn và thích đọc nhưng không có cơ hội tiếp xúc.
Tôi có thể đăng lại tạp văn "Đám đông nhỏ bé..." của bạn trên tạp chí Văn nghệ Lai Châu không?
Trách nhiệm của nhà văn là la. Chị nói đúng lắm chị Tư ạ.
ReplyDelete@Nguyen: Dạ, được chứ, neu ban khong ngại vi bai nay đã in trên một báo ở Sài Gòn rồi. Chúc bạn vui, bạn để lại tên nghen, hôm nào tôi đi Lai Châu tôi sẽ tìm :)
ReplyDeleteThôi đã bắt đầu nói thì nói cho hết ý với bạn Tư nghe.
ReplyDeleteTớ nghĩ la thì có nhiều kiểu la. La theo kiểu, bác sĩ đâu, tôi nè, bắt đền bác sĩ nè, mặc kệ bác si đấy, bắt đền nè.
Hoặc la theo kiểu, bác sĩ ơi, tôi đau ở đây nè, tôi kể cho bác sĩ những việc tôi làm từ trước lúc dẫn tới đau nhé để bác sĩ phỏng đoán xem tại sao tôi lại đau, theo bác sĩ thì tôi cần làm những gì để lần sau không dẫn tới việc bị đau nữa.
Vậy đi.
Wow, lại có chiến sự, kì này chị Tư mệt rồi, gặp phải tay gộc rồi đây.
ReplyDeleteThôi kệ tới luôn chị Tư hee.. :D
@ Vậy đi : Bạn nói đúng à nghen, nhưng mà tui không phải người đau, tui kêu cứu cho anh đang ngất ngoài đường kia. Anh đấy mới biết quá trình đau, lịch sử đau mà nói với bác sỹ chớ. Tôi kêu để người bệnh và bác sỹ gặp nhau, họ sẽ tìm ra một phương cách để chữa trị tốt nhất. Họ đối thoại thì dễ hơn là tui chạy lại người đau hỏi bị làm sao, rồi tui chạy lại bác sỹ nói ảnh bị vầy nè, sau đó tui lại truyền đạt lời của bác sỹ ????????????
ReplyDeleteTui sẽ làm chuyện đó, nếu bác sỹ chính thức từ chối bệnh nhân của mình.
Đã nói thì nói cho kỹ, bạn đọc lại thêm lần nữa coi, tui không kêu gọi cào bằng ai cũng giống ai, tui chỉ nói cái khoảng cách ấy đã quá xa rồi. Tui càng không nói người giàu là xấu, cho nên bạn chứng minh Bill Gate tốt thì tui hơi ngạc nhiên.
Nếu bạn cảm thấy tui đang dứng về phía người nghèo mà giảy nảy, "chúng tôi đang đau...", thì cũng không có nghĩa là nằm vạ bắt đền, bởi làm vậy thì chúng tôi đã chết trước khi bác sỹ tới với mình. Chúng tôi đang sống và quen với nỗi đau, nhưng vẫn nuôi hy vọng, bác sỹ không chối bỏ bệnh nhân, nên thỉnh thoảng chúng tôi phải kêu, để bác sỹ nhớ tới sự tồn tại những nỗi đau này.
Bác sỹ, đã nhiều khi quên những bệnh nhân ít tiền, bạn à...
Có thể bạn không thấy nhưng tui thấy.
Tại sao chứng minh Bill Gates tốt mà chị ngạc nhiên?
ReplyDeleteỔng được mà chị!
Thắc mắc quá! :D
Bởi việc ổng tốt, ổng cho nhiu tiền ai cũng biết hết, hong cần phải chứng minh.
ReplyDeleteDuoc nghe Tu doi dap kieu nay, chi thich qua. Khong du chu nghia de co the noi len duoc nhu nho Tu nay, hom nay du bau troi ben ngoai xam xit nhung van cam nhan co mot anh sang le loi tu cach nghi cua Tu. Cam on Tu va ca nguoi kia nua nhen.
ReplyDelete