Lại những diêu bông
Trong lá đơn được trình bày ở kỳ họp giữa năm, chị gởi tới đôi bờ lời xin lỗi cho sự bỏ cuộc ra đi, cho sự dang dở và buông xuôi này. Lá đơn được trình bày bởi một người đồng nghiệp khác, vì hôm đó chị vẫn còn trong kỳ nghỉ phép; xem truyền hình trực tiếp, chị thẹn thò nghĩ, nếu có mặt mình sẽ nhận được bó hoa và những tràng vỗ tay chào từ biệt, nhưng đến hai điều nhỏ nhoi đó mình cũng không đáng được nhận.Chị thường ví mình là một cây cầu dang dở, nên chưa nối được nhà nước với dân, chị vẫn muốn có thêm thời gian để xây, cố gắng làm được nhịp nào hay nhịp ấy, nhưng giờ thì chị buộc phải chấp nhận một sự thật: cây cầu đó sẽ không bao giờ hoàn thành nhịp cuối cùng. Xấu hổ và bẽ bàng, chị đi.
Đi và chưa kịp một lần cùng với chị em bạn gái tíu tít với nhau chuyện quần quần áo áo, son son phấn phấn giữa giờ giải lao. Cũng chưa lần nào xán lại tán gẫu với các anh về trận bóng đá tối qua, cuộc nhậu bữa trước… Chị tự rời ra bởi câu hỏi, ủa mình ở đây làm chi? Để thêm một gương mặt, để góp một bàn tay đưa cao cao?
Câu hỏi đó vẳng đi vẳng lại, vào mỗi kỳ họp. Chị ngồi ở nghị trường và cố gắng tránh né ống kính của mấy anh truyền hình. Chị tê dại trong nỗi sợ bà con ở cái vùng Đồng Trũng xa xôi sẽ nhận ra con Hà Há Ha, người đại diện của họ, người gánh vác cái gánh tâm tư trĩu nặng của họ rõ ràng đang ngồi đó, mà ngóng hoài không thấy nó nói giùm vụ những dòng kênh không có cầu bắc qua báo hại trẻ con tới trường phải qua những chiếc đò đầy; nó không nói giùm họ về những khúc xóm bị bỏ quên không đường, không điện; nó không nhắc giùm vụ trạm y tế đang xuống cấp, sắp sập đến nơi rồi… Vì những chuyện này họ đã phải vượt mươi cây số đường đi tới cuộc gặp cử tri, để nói chị hay, nhưng giờ thì chị ngồi đây, trong nghị trường này, nếu không sột soạt lật tới lui tài liệu, dò coi người trên bục đọc tới đâu rồi, không hý hoáy sửa mấy lỗi chính tả trong văn bản… thì chị là bức tượng, không hơn.
Chỉ câu hỏi là lồng lộng thổi dọc thổi ngang, làm ngả nghiêng những ảo tưởng, những giá trị. Nó ngợp trong chị khi họp tổ thảo luận chuyện này nọ, bỗng dưng người ta nói, vụ này cấp ủy hôm trước nhất trí rồi, thôi khỏi bàn chi. Xin ý kiến thông qua một nghị quyết, người ta nói cái này chỉ nên đề nghị chỉnh sửa câu cú, chấm phẩy thôi, chớ thay đổi cả nội dung, thì kẹt. Những lúc như vậy, chị thấy mình trong veo, tay này sờ tay kia mà không cảm giác.
Nhưng bản tin tối trên truyền hình vẫn rành rạnh gương mặt chị trong nghị trường, hôm đó. Chị nhìn tivi và hình dung cảnh bà con Đồng Trũng cũng đang xem chương trình thời sự trong lúc ăn bữa cơm chiều trễ tràng sau một ngày đồng áng: họ thấy chị, họ kỳ vọng những thua thiệt, khúc mắc, ấm ức của dân xứ mình sẽ vọng tới “ở trên”, sẽ theo chị vượt qua cánh cổng thâm nghiêm của công quyền, một cánh cổng mà không phải ai và cái gì cũng dễ dàng qua lại.
Và họ lại đội mưa đội nắng đi tới cuộc hẹn hò, với mong mỏi chị mang về những tin vui, những lời hứa hẹn. Có điều để đợi, để hy vọng còn hơn không. Và chị lại ngượng nghịu ngồi đối mặt với họ, nhìn những gương mặt khắc khổ, những bàn tay chai sạn xương xẩu khô queo, những vai áo bạc sờn lam lũ, những đôi chân bùn đóng vảy… Nhìn và chua chát nghĩ, họ như những người đi tìm lá diêu bông, ngơ ngác tin yêu và mơ mộng.
Nhưng chị đã phụ họ trước cả ngày thứ nhất, trước cuộc gặp gỡ đầu…
(Bài đăng sgtt)
May 27, 2009
Như một lời chia tay...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Không phải lúc nào mình cũng được làm những gì mình muốn.
ReplyDeleteĐọc entry mới của chị xong mà sao lòng cứ thẫn thờ. Chiêc cầu này đã gãy thì bao giờ bà con mình khá lên được, chị ơi?
ReplyDeleteNhững trang viết của chị chắc mai mốt đây sẽ còn buồn hoài như cuộc đời người nông dân tội nghiệp xứ mình. Mong chị vượt qua sự thất vọng này và đừng mất lửa với cuộc sống nha chị.
Nước mình đúng là dân chủ, mà là mày dân, tao chủ.
Cô ơi, dạo này con mới đọc xong cuốn "Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư", trong đó rõ ràng có những vấn đề giống vầy. Thí dụ như bài "Làm cho biết", như "Tản mạn quanh cái cổng", cuốn này mới được tái bản thì phải. Con thì không hiểu nhiều về chính trị và nhà nước nhưng con thấy là: cầu của Cô Ngọc Tư đã gãy, không hẳn bà con không thể qua sông vì bao đời nay các bà, các chị vẫn thường đi đò, (con chưa biết như thế nào là đò nữa kìa) họ vẫn kiên cường sống, họ cũng mong cái cầu của cô chứ, nhưng gãy rồi thì họ biết làm sao nữa? Trong lúc tất cả mọi người đang tiếc hùi hụi về cái cầu đó, thì ngày ngày có cậu bé đi học bằng chuyến đò đáng lẽ phaỉ được thay thế, cậu biết quê mình đang thiếu cái gì, xém có được cái gì và tại sao lại mất đi thứ đó, nghe mơ hồ chăng? Không, điều đó rõ mồng một kia kìa. Con nít nhỏ thời nay không chỉ đơn giản sống một cuộc đời trẻ nhỏ, không hoàn toàn về lục cơm nguội ăn sau khi rong chơi cả ngày dài. Con đã từng bắt gặp đâu đó, một thân hình đen thui vì dang nắng nang nằm chân chữ ngũ và gác tay lên trán nghĩ một điều xa xăm, là câụ bé ấy, cậu bé biết được sự đổi thay đẹp tươi nếu quê mình có cây cầu, như của cô đang xây dang dở. Cậu bé sẽ quyết tâm xây cây cầu ấy, dù bây giờ cậu chưa làm nên trò trống gì to tát ngoài ngày hai buổi đến trường, nhưng cậu đã thấy một viễn cảnh tươi đẹp cuả quê mình. Cô Tư đừng lo, khi cô vẫn thao thức về cây cầu xây chưa xong ấy, ngoài kia đã có bao cô cậu bé cũng nhóm lên trong lòng một giấc mơ xây cầu như vậy, mổi người một que diêm thôi nhưng nếu gộp lại cũng làm nên ngọn đuốc phải không cô? Con luôn tin rằng vẫn có những con người mai đây xây tiếp cây cầu gãy ấy, chỉ có điều bây giờ gạch cát, vật liệu xây dựng còn ngổn ngang nên người ta chưa thấy hết mặt nhau, như cô Tư chưa thấy hết những con người tâm huyết cho quê hương ngay từ thuở ấu thơ ấy. Cô cứ chờ mà coi, vẫn có những que diêm ngày đêm âm ỉ cháy, vẫn âm thầm rèn luyện công phu để ngày nào đó gộp chung ngọn lửa với cô, đóng góp chút xi măng, chút mồ hôi vào cây cầu dang dở mà cô đang tự dày vò chính mình vì đã không làm được. Con tin là cây cầu đó không sập, nó chỉ chưa xây xong và đang ở dạng "cầu treo"(híhí!), rồi ngày nào đó nó sẽ được hoàn tất và khánh thành, tương lai mà cô, bất ngờ hơn chữ "ngờ" đó chứ...
ReplyDeleteNói nhiều thì hơi ngại nhưng dò "đúng đài" thì ham hố gõ ra vậy thôi, kakaka!
Á à quên mất, con không thích Nguyễn Ngọc Tư này đâu, con muốn coi Nguyễn Ngọc Tư kia à, dù buồn cho quê hương không(hay chưa) thoát khỏi nghèo đói nhưng vẫn nghị lực kiên cường chứ không như vầy. Không thích như vầy, vầy thì buồn lắm à nha! Đọc vào những ngày toàn ở nhà vì đang mưa dầm dề ngoài kia thì thảm hết chỗ tả, thấy cứ sao sao ấy cô à, y như trái tim đang đập sinh động chợt nhão ra thành khối thịt vì nước mưa dầm ngoài kia hay vì cái gì đó mình thoáng đọc được?...
ReplyDeleteOh, 02 cai entries nay cua N-tu lam nang long tui qua. Viet 02 cai comments dai ngoang, nhung roi lai thoi.
ReplyDeleteChac cung tai vi bua day troi u am, tui thi ranh nen co thi gio nghi ngoi du thu.
Viet truyen ma nhu hom bua di TU
AH
Sầu riêng có người thích ăn có người không..ngửi nổi mùi.
ReplyDeleteEm chưa bao giờ ăn được Sầu riêng.Mà sao đọc truyện của cái bà Tư"sầu riêng" này cứ mãi làm mình suy nghĩ vẩn vơ :-?
Hình như truyện của chị Tư em đọc hết rồi.Mà dạo này lại còn cho cả vào điện thoại(ebook),rảnh rỗi ngồi..đọc lại,và nghĩ tiếp những ý nghĩ còn dang dở(vì còn vướng cái cơm áo gạo tiền)
Chưa bao giờ tận mắt thấy cái miền Tây nó vuông tròn to bé ra làm sao mà đọc truyện của chị vẫn thấy gần gũi lạ thường.Tạm thời..đoán.Nó là đất Việt của người Việt ta mà
Èo..hum nay lơ ba ngơ hay sao í?Chưa bao giờ comment bất kì 1 blog nào.Mình lạ quá!!
Chúc chị mọi điều tốt lành nhất(cho nó ngắn chứ chúc lẻ tẻ tách rời thì đến tết Lào)he he
Giá như những thành viên của QH nước CHXH CN Việt nam nghĩ được như TƯ nhỉ ?
ReplyDeleteNếu như con người ta được sống hai lần, thì chắc em sẽ sống khác bây giờ chị Tư à, một lần em nhất định sẽ đi tu, lần còn lại thì chắc em sẽ đi ăn cướp để có thiệt nhìu, thiệt nhìu tiền, chớ nghèo hoài cũng tội lắm!!
ReplyDeleteVà nếu như em được lựa chọn, em sẽ không cho mẹ em sinh em ra làm gì đâu...nhưng có những cái đôi khi mình không được quyền lựa chọn chị Tư à, đã lở rồi thì phải rán sống sao cho trọn vẹn đúng hong chị?