Gió thổi suốt đêm
Đuổi kịp mấy dì đi bộ thể dục buổi sáng ở đoạn đường gần trường học, tôi nghe một người nói, gió thổi suốt đêm qua. Ờ, gió thấy sợ, đang có bão xa mà, một người khác đáp.
Bỗng dưng tôi nhớ những đêm xa xưa ngủ trong chòi vó, nửa khuya nằm nghe những người đàn bà bơi xuồng đi chợ sớm, cuộc trò chuyện rộn rã trong tiếng mái dầm chẻ nước lách tách, đôi khi cũng là chuyện ban tối gió giông.
Hồi đó tôi còn nhỏ, ngủ là ngủ như chết, chẳng hay trời đất gì. Sáng ra má kể trận gió đầu hôm còn xíu nữa đã làm bay nóc chuồng gà và có chút mưa lúc gần sáng. Có nhiều người đàn bà quê xứ mình nghe thấy cơn mưa, gió đó. Như thể họ thức suốt đêm, như thể họ chong đèn ngồi coi chúng. Nên họ biết đêm qua chó rộ sủa mấy chập, trẻ con ngủ mớ kêu ú ớ mấy lần, con chim cú đậu trên cây vú sữa kêu bao nhiêu tiếng…
Và đêm được vẽ lại bởi những người đàn bà thao thức. Hàng ngàn đêm trong cuộc đời. Họ ngủ nhưng tiếng ho khan của người già, tiếng cười khẽ của đứa trẻ trong mơ, con chó sủa, bầy vịt rộ, mưa giông bên ngoài… đã chẻ vụn những chiêm bao. Trong ký ức về vài người phụ nữ ruột thịt của tôi, có đến một nửa nỗi nhớ diễn ra trên nền đêm tăm tối. Nhớ bà ngoại nửa đêm hay xức dầu dừa vô mấy đầu tóc mượn rồi nhẹ nhàng chải chúng, nhớ má nửa đêm cạ gót chân vào cục đá mài dao để xóa bớt những vết nứt, những chai sần… Đó là những giây phút ngắn ngủi bạn yêu thương chính mình, sống vì mình, cho mình. Sau đó, bạn đẹp vì người khác. Nhọc nhằn vì người khác. Có khuya giật mình thấy má rón rén bưng đèn đi ngang giường, tôi tốc mùng thò đầu ra tưởng đâu trời đã sáng. Má nói ngủ đi, còn khuya lắm. Tôi hỏi, vậy má thức làm chi ? Ờ, con gà mái mẹ nó kêu hoảng quá, má ra coi có chuột bọ rắn rít gì vô quậy ổ gà không.
Một má một ngọn đèn. Cô độc. Hai mươi năm sau, dậy thăm chừng thằng nhóc con đang sốt, tôi thấy cái bóng cô độc in trên tường này quen quá, y như má, như bà ngoại. Hai mươi năm sau, dù có muốn hay không, tôi đã trở thành một người vẽ đêm, nghe gió mưa đêm, kể chuyện đêm… Và tự trả lời câu hỏi năm nào, người ta sao lại không ngủ, thức làm chi cho cực, ngủ sướng hơn.
Nhưng thức như một bản năng, mình không muốn, nó cứ đến. Mình thèm ngủ, mình muốn ngủ nhưng đêm cứ kể chuyện rầm rì. Một người đàn ông say đang hát nhừa nhựa ngoài đường. Đứa bé con nhà bên vách khóc ngằn ngặt. Xe cấp cứu hú còi. Nhóc con nằm giường bên, giãy đồm độp chắc vía bị khủng long rượt. Gió vần vũ phành phạch cái mái che. Con mèo trườn qua làm cuốn sách rơi khỏi giá.
Lúc nhỏ tôi tưởng ở nhà lá, nhà rách, ở giữa vườn tược đồng bãi vắng vẻ người ta mới thao thức. Nhưng cái xóm chợ sôi động mà tôi từng ở trọ nhiều năm, hừng đông hàng xóm thường rộn rã kể chuyện đêm. Và những người đàn bà vận động buổi sớm mai, khu nhà họ ở rất sang trọng, chắc chắn và yên tĩnh, làm sao họ biết suốt đêm rồi gió chạy đuổi điên cuồng ? Giữa những lớp cửa kính kín đến mức chuông gió không lay, có phải họ nghe gió bằng cảm giác, bằng bản năng, ký ức...?
Cũng có người làm những việc vô cùng giản dị, chị giũa móng chân hay đắp lên mặt một lớp mật ong…
(Bài đăng báo Sgtt)
Yes, như vậy gọi là già rồi nghen Tư. Tôi cũng vậy, nhưng có người khác bảo tôi già rồi, híc. Hồi còn trẻ có khi nào nghĩ đến ngày hôm qua mấy đâu... Giờ chưa sáng đã nghĩ hôm nay làm gì, có nguyên nhân, kết quả gì của hôm qua không? Riết rồi thành quen, nghĩ không chỉ là hôm qua mà là ... năm ngoái. Vậy là già thôi. Lâu có xuất bản truyện mới nào không, PR trên đây cho anh em biết để đi tìm. Chúc vui.
ReplyDeleteNgọc Tư à,
ReplyDeleteLòng tui như có "gió thổi" khi đọc bài này. Nhớ thời "ăn chưa no, lo chưa tới", tui đâu cắt nghĩa được cái mà Tư gọi là "thao thức" của Ông, Bà, Cha, Mẹ tui trước đây... Đến khi bắt đầu tự thân lo cho cuộc sống mình, mói thấy được những trằn trọc, những suy nghĩ của "người lớn".
Mà sao kỳ nha, "người lớn" trong nhà tui không thấy "yêu thương chính mình, sống vì mình, cho mình" mà thấy toàn là sống cho con cho cháu thôi. Chắc là con cháu nhiều thì lo cái ăn cái mặc thôi đã mệt rồi, còn đâu thời gian mà chăm chút cho bản thân...
Theo tui thấy, mỗi nhà, hình như đều có một hay hai người phải gánh "gió" cho cả nhà thì phải. Có nhiều người sống hơn nữa cuộc đời, có bao giờ biết đến sóng, đến gió đâu mà nói tới thao, tới thức - Lựu đạn nổ bên tai cũng vẫn ngủ say như chết :o)
Hy vọng, tối nay không ai cài lựu đạn ..thử tui.
Chúc Ngọc Tư ngủ ngon.
N
Cám ơn bạn!
ReplyDeleteEm là sinh viên ngoài Bắc, thích văn chị và thích khám phá miền Nam. Cuối năm nay em đi du lịch bụi vô trỏng, em ghé nhà chị chơi nha? Được không chị?
ReplyDeleteMột buổi sáng đầu tuần mà em uể oải, đi tìm kiếm chút niềm vui từ bạn bè từ chung quanh mà sao rặt toàn những buồn buồn... chẳng hiểu tại sao...thôi thì cứ ép mình nghe tới nghe lui hoài The show must go on...em vẫn thích lướt qua trang của chị, trong những ngày bàn phím không phải ào ào với báo cáo, để may ra còn vịn được mà đi tiếp :)
ReplyDeleteHay thiệt hay !
ReplyDeleteCuoi cung em cung tim duoc chi Tu. Em doc truyen cua chi tu khi em con hoc DH o Vn lan. Qua My k tim duoc sach cua chi thi em doc online. Mung vi da tim duoc chi, tu nay duoc doc truyen cua chi dai dai roi.
ReplyDeleteChị Tư à! Em ngu Internet nên bây giờ mới thường xuyên được đọc văn mới của chị. Khỏi phải đợi sách dằng dặc.
ReplyDeleteTản văn của chị khiến người ta sống đằm hơn, chiêm nghiệm hơn, đau hơn và đỡ vô tình hơn!
Em làm nghề dạy học. Vẫn thường lấy văn chị để minh hoạ cho sự giản dị mà ma mị của ngôn ngữ, cho sức mạnh ám ảnh của tưởng tượng...
Mong chị luôn khoẻ, luôn bịn rịn với cõi người như thế. Để em và nhiều người khác có một điểm tựa mà tiếp tục hành trình.
Yêu chị lắm!
em cũng là một người hay thao thức, giật mình, rồi nghe tiếng đêm, rồi lại càng khó ngủ.
ReplyDeleteChào Ngọc Tư. Mình là người thứ 348 trong DS những người chờ từng entry của Ngọc Tư để đọc.
ReplyDeleteTrong "Gió thổi suốt đêm" mình thấy mình trong đó - những người đàn bà nghe tiếng gió trong đêm.
Cảm ơn Ngọc Tư rất nhiều.
Tính cách thể hiện qua văn phong của bạn, tôi thích tính cách đó. Nó đơn sơ, mộc mạc, nhưng phía bên trong là cả một đại dương huyền bí. Nhiều khi, tôi cảm thấy mình hay ai đó trong câu chuyện của bạn. Chúc bạn vui, khỏe.
ReplyDeleteMột tản văn tuyệt đẹp đậm chất Nam bộ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, mô tả những góc cạnh mới mẻ và kỳ diệu của những điều tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Lời văn rất điêu luyện để lột tả các cảm xúc và suy tư của tác giả.
ReplyDeleteThật cảm động!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteAi cũng khen nức nở nhỉ.
ReplyDeleteSự tinh tế trong văn của 4 là khỏi chê rùi.
Tuy nhiên:
-4 thừa nhận là mình bắt đầu ... già, khà khà.
-Ít thấy 4 trả lời trả vốn gì quá (mặc dù vấn đề này 4 đã nói từ những bài trước là: đều có ghi nhận, chỉ là bản tính ít nói, vậy), nhưng nếu 4 chỉ cần "ho" một tí trong diễn đàn thì tuyệt.
traihoavanglxag
Hừ, nhà văn gì mà tối ngày chỉ biết bươi móc góc tối trong xã hội. Nước nào mà không có những chuyện như vậy?
ReplyDeleteDạ, gọi là nhà văn hiện thực phê phán ạ. Bác Hùng hồi đi học có được các thầy cô giảng về Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố không ?
ReplyDeletecam on ban vi bai viet hay nay, nhu dang nhin lai minh trong guong, 1 thuoc fim ve cuoc doi minh
ReplyDeleteThích bài này hết sức... đó giờ em hay nhìn mẹ thức... rồi tới khi thức như mẹ, lại thấy thương mẹ nhiều hơn...Nhiều khi mẹ thức thì thấy lo mà mẹ em ngủ trước em, em lại sợ....
ReplyDeleteChuyện của Chị nhiều khi chẳng giống j trường hợp của em, nhưng mà nó gợi lại cảnh tình em trải wa, năm trước, hay thế kỷ trước nào đó,... nhiều khi làm em khóc nữa...
Em không nghĩ là Chị chỉ viết góc tối! :) Nhưng mà chắc Chị phải vạch thêm chút sáng cho đại chúng! =))