Vào thời khắc cha quét váng nhện trên mảng tường tróc lở vôi và nhận ra trong nhà không hề có một tấm hình chụp chung nào chứng tỏ đây đang có một gia đình thì con đang lội mạng, nấn ná chỗ lễ đính hôn của một cô hoa hậu. Mùi xa hoa nào của buổi tiệc làm mũi nó dún lại trên gương mặt chảy dài thẩn thờ. Và cuộc gọi của cha đến khi nó đã chuyển qua chơi Bejeweled, những viên đá sặc sỡ vỡ vụn không làm nó nguôi đi chuyện cái áo đầm cô dâu kia mặc giá mười hai ngàn đô. Trời đất.
Về chụp hình cả nhà mình, cha nói hào hển, thở thì gần mà giọng hụp hửi ở đâu đâu, như đang ngoi ngóp dưới hồ. Thằng nhỏ thảng thốt hỏi lại, vụ gì cha ? Về. Chụp hình. Cha gằn giọng và trước khi cúp máy, chọi qua thêm cục ngơ ngác nữa. Gấp.
Cái quán cà phê thằng con ngồi cách bến xe bảy cây số, cách sân bay mười hai cây, và cách bến tàu năm trăm mét. Tới những chỗ ấy thì sẽ cách nhà ngót ngét bốn trăm cây. Đường không phải là quá xa, chẳng lâu lắc gì cho lắm nhưng thằng con còn phải tốn cả tháng để hỏi đi hỏi lại, có đúng là cha kêu mình về để chụp hình không ?
Gì thì chụp hình không giống một lý do, con không thể hình dung nổi chuyện phải bỏ công ăn chuyện làm đi hàng trăm cây số chỉ để toe miệng ra cười bên cạnh hai ông bà già và một con chó cũng già trong khi ông thợ chụp ảnh chổng mông đếm một hai ba. Thằng con nghĩ mẹ bệnh, nhà cháy, một người họ hàng thân cận nào đó cưới hoặc qua đời, hoặc đám giỗ ông bà nội ngoại mới là những cái cớ có thể chấp nhận được.
Bạn Tí cũng biết bông Cẩm Chướng nhà mình mà, tánh như nước nóng đổ dái. Ổng đang cằn nhằn nhức xương chuyện gián gặm nát cái hình hồi cưới má đây nè. Má nói, không quên đệm vào cái thở dài chừng ba thước tám. Những cái thở dài của má luôn xa vắng, trên điện thoại càng xa, như từ kiếp nào nối máy tới. Chỉ chữ bạn là ấm áp.
Má gọi con bằng bạn vào một hôm con không cho má coi cái nhọt trên mông nữa. Hồi đó con mười ba tuổi, giọng vỡ và trên người bỗng dưng mọc nhiều lông, đến nỗi nó nghĩ cứ đà này năm sau mình thành khỉ vô rừng leo cây ăn chuối mất. Nó sống trong nỗi hoang mang kinh khủng, chịu đựng một mình loay hoay một mình chống chọi một mình. Má thấy rõ ràng con ngày một xa, ra khỏi tầm với của mình, dù nó vẫn đang ngồi dặt dẹo chê cá tanh cơm lạt trước mặt mình đây. Má hỏi thăm khắp bạn bè, mượn mấy quyển sách tâm sinh lý về đọc, rốt cuộc xin được một chữ “bạn” đem về xài với con. Má đổi cách xưng hô, kêu bạn ơi bạn à suốt nhưng cũng chỉ mở được một tí đủ cho má hé mắt nhìn vào cái thế giới vừa hổn tạp vừa buồn cười, vừa ngượng ngập vừa ngớ ngẩn đó, mà không thể lách mình qua.
Lúc đó cha đang đi chiếu bóng lưu động ở những xóm làng xa tít mù tắp, heo hút tới nỗi cảm giác gió thổi cũng phải vói. Lúc đó cha đang bắc loa rao về bộ phim sẽ chiếu tối nay, đang lắp máy chiếu, trèo cây mắc dây nhợ, căng phông màn… cũng có thể đang xuôi ghe từ nơi này sang nơi khác, cái máy Koler tàn tạ cứ cả ngày chạy cà tịch cà tang trên sông sông rạch rạch. Buổi sáng của cha bắt đầu bằng việc tìm nguồn nước sạch để đánh răng, và giọng nói sang sảng của cha sẽ mở ra ban tối, ra rả trước buổi chiếu phim, với những thông báo chính sách mới của nhà nước, hay phương pháp chống rầy nâu hay kêu gọi đóng thuế nông nghiệp mùa này.
Những năm sau đó, trong lúc con mệt mỏi trước việc tại sao thằng nhỏ giữa hai đùi nó cứ ngóc lên bất thần giữa buổi học mà không có một cơn cớ nào rõ ràng, thì cha đang hồng hộc rượt theo cái phông vải bị giông tốc cuốn đi, đang phơi mấy cái phim sắp mốc. Trong lúc con hôn vào ảnh Jennifer Lopez và nghe nửa dưới ướt nhoe nhoét thì cha đang tát nước ghe. Đội chiếu bóng lại nhổ sào đi bãi mới.
Lần xây lại nhà cha về luôn hai tháng, thằng con cứ thảng thốt mỗi khi đụng độ cha trong nhà tắm, Ủa, sao cha ở nhà lâu vậy ?. Thậm chí nó còn vô tình nói ra câu thắt họng hơn nhiều, trời đất, tới bữa nay mà cha cũng chưa đi sao ?. Cha bần thần đến ngón chân út cũng bần thần, thấy cái sự vắng mặt của mình trong nhà này có gì đó không hợp lẽ đời cho lắm.
Nhưng cha không coi vài cái thảng thốt của con không giống như một lý do để bỏ đội chiếu bóng, và những chi tiết chảy máu mắt mà cha vẫn thường gặp như bữa cơm con chỉ dọn hai cái chén, đi học về nhìn thấy giày cha nó hỏi má ơi có khách nào ghé nhà, muốn chạy chơi đâu đó cũng xà quần đi kiếm má để hỏi dù cha ở sờ sờ ra đó… cũng không phải là lý do có thể buộc chân cha lại.
Chỉ khi đội chiếu bóng giải tán cha mới thôi lang bạt. Làm anh công chức xà quần với hai mét vuông bàn giấy đã khó, làm người trong nhà còn khó hơn. Có tối cha cằn nhằn, “áo em sao mà nhiều nút quá trời đất, mở xong hết ham…”, sáng sau má đem chiếu gối ra phơi, bên xóm người ta tủm tỉm cười, nói thím muốn ông chồng đỡ nóng ruột thì mặc cái đầm ngủ, tốc cái một là lên tới đầu, xong ngay. Má mắc cở quá ẩy cha ra ngoài ngủ chay cả tuần, sau cho vào chỉ vì cha gọi cửa không bao giờ xuống giọng, cả xuống giọng cũng không giống xuống giọng.
Cha gần như mất khả năng thầm thì, ông oang oang sang sảng nói chữ nào chữ nấy bự chảng quen rồi. Con cứ giật mình thon thót mỗi khi cha kêu tóc dài quá nhìn thiếu văn hóa, ăn bận rách rưới như một kẻ vô học, một lớp trẻ như vầy thì đất nước này còn có hy vọng gì… Cái quần jean mà nó bỏ công ra mài cho sờn cho bạc chỉ mặc lần đó, rồi thôi.
Cũng may, trường đại học đã rủ rê thằng con đi xa. Cũng may vừa lúc nó cảm thấy nhà ba người thật là chật đi đâu cũng vấp ánh mắt cũng bị vướng ánh mắt cũng ngợp trong ánh mắt thì nó có hội bỏ chạy tới một nơi cách đó ba trăm bảy mươi lăm cây số. Rất khoảng khoát.
Thằng con tận hưởng sự tự do mà cuộc đời ban thưởng. Hè thì đi mùa hè xanh dạy tụi con nít thổi bong bóng, hì hục xuống rạch vớt lục bình, bắc những cây cầu không phải ai qua cũng được. Lễ lạt khoác ba lô đi bụi lên rừng rú. Phủi cái đít thâm sì chai ngắt chào từ biệt trường đại học rồi cũng vậy, thằng con vẫn nhảy việc và đi miết, chỉ Tết mới về nhà, nói ba điều bốn chuyện xong chạy chơi mất biệt. Một bữa nó nhận ra cha đã biết thầm thì, khi hỏi chuyện vợ con bồ bịch gì tới đâu rồi mậy, sao không thấy dắt về chơi. Má cười nói ổng già hết hơi rồi, huyết áp bữa lên bữa xuống, oang oang sao nổi.
Lạ là thằng con không quen với một ông cha thầm thì. Cũng như hồi nhỏ không quen thấy cha ở nhà hơn ba ngày liên tục. Nhiều lúc nhìn cha đem phơi những cuộn phim kỹ niệm mốc xì như thể được quay suốt dưới mưa, mặt Nguyễn Chánh Tín cũng như Thương Tín, Lâm Tới, mặt của Thanh Lan cũng như Thúy An đều rổ hột mè chi chít… con cảm thấy tuyệt vọng vì không làm sao chấp nhận được những ngớ ngẩn cũ kỹ này.
Như vụ chụp hình.
Cũng có lần cả nhà mặc đồ đẹp định đi tiệm Bạn Trẻ chụp hình chung, má nhắc lại, bạn Tí nhớ không, năm đó là năm cọp, nên họ trang trí một rừng tre có cây mai ở giữa, có con cọp giấy ló đầu ra. Bạn Tí sợ khóc quá xá, dỗ hoài không được nên mất hứng, không chụp nữa. Thằng con nói chuyện xưa như cái bánh dừa sao con nhớ được, má ơi công chuyện ngập đầu con đây. Má nói nhanh đuổi theo một đứa toan bỏ chạy, ráng thu xếp lẹ về một chuyến cho bông Cẩm Chướng vui, nghen bạn nghen. Lời tuôn qua môi xong, má bỗng thấy mình như con bò cứ ợ cỏ lên mà nhai đi nhai lại, càng nhai càng lạt miệng quá chừng. Đầu dây bên kia không vọng một tiếng vang. Sau lặng phắt là một tràng dài tít tít tít.
Trên vách vẫn trống hoác, vôi vữa lớp rụng lớp ố vàng thành những hình thù quái đản. Cha pha ấm trà ngồi mường tượng nào rồng nào rắn nào khủng long, cảm giác nhà này như hang ổ của thú hoang. Uất quá cha đi lục tung lên thì lượm được hình má hồi mười tám tuổi nghiêng đầu xỏa tóc, cha hồi bốn mươi hai tuổi đang đứng chống nạnh bên máy chiếu do phóng viên báo Sài Gòn chụp, con hồi năm tuổi mặc cái áo lòi rún, đầu trọc đơm đầy ghẻ chóc. Không đọc được mối dây liên hệ nào giữa những tấm ảnh hiếm hoi này.
Lại gọi điện cho thằng con. Nó nói hay cha má rủ con Phèn ra tiệm chụp hình trước đi, con gởi cái ảnh con về, người ta đem ghép lại là cả nhà bên nhau, y như thiệt… Nói tới đó thằng con có hơi giật mình vì chữ “rủ” gắn với con Phèn hình như không hợp lắm, nhưng má coi Phèn như người còn gì, má biết Phèn yêu ánh trăng thích ăn đầu cá lóc nướng trui thích được tắm bằng sunsilk siêu mượt… trong khi cứ liên tục ép con mình ăn món cà chua dồn thịt. Ký ức đôi lúc trở nên bội bạc, làm má ngỡ sở thích của con không bao giờ thay đổi. Trời đất, mọi thứ đang biến dạng chóng mặt, một phút thôi đã đủ cho con bồ cũ trở thành gái có chồng, đủ cho máy bay trở thành máy sấy, đủ cho con gà sống trở thành gà sắp chết với chữ dương tính in rành rành trên giấy xét nghiệm… Có cái gì đứng yên đâu, huống chi chuyện thằng con ham ăn cà chua dồn thịt đến nỗi mắc nghẹn trợn trừng trợn trắng đã xảy ra mười ba năm trước.
Những hồi tưởng lùng nhùng xẹt qua đầu thằng con khi nó đang đong đếm coi ba chữ “rủ con Phèn” có mỉa mai có ẩn chứa tị hiềm không thì bỗng bên kia cha hạ giọng thầm thì, “nói vậy cha chết mầy mới chịu về hả con ?”. Thằng con nghe đuối lưỡi, ui chao là sợ cái kiểu thầm thì như nghiến ngầm lại như nghèn nghẹn này. Thì về.
Nó nói với con bồ, ba anh đau. Đọc thấy con nhỏ há miệng ra định đòi đi theo, thằng con cắt cơn liền, không nghiêm trọng lắm, như vô viện nằm dưỡng sức ít bữa thôi mà. Lúc gặp sếp thì cơn cớ phải về quê ít bữa đổi thành chú qua đời. Thấy đỡ áy náy hơn vì nó không có chú. Thằng con không tin là người ta khi biết sự thật về quê chụp hình mà không cười té ghế, không mỉa mai viện cớ đi chơi à, không buột miệng nói bộ khùng sao?
Khùng. Thằng con cũng cảm thấy vậy khi xa lăn bánh. Quá trời khùng, ý nghĩ đó quăng quật nó như xô nó xuống xe ngay cửa ngõ thành phố. Để tiếp tục ngồi lại nó cố hình dung ra không khí rộn rã ở nhà, chắc con Phèn cũng nôn nao lo không biết răng cỏ xếu xáo vầy có còn tiệc tùng được mấy, chắc là má kêu cha chở đi chợ mang về một đống đồ ăn mà hồi Tết con ưa. Đó, hai người họ chỉ có thể nắm giữ được con của thời quá khứ trong khi nó đã trôi tuột đi rồi.
Nắm rịt lấy cái khoảnh khắc thằng con gọi điện cho hay nó đã lên xe, cha má đinh ninh cuối chiều sẽ tóm được nó. Nhưng những gì xảy ra trên quãng đường dài hàng bảy giờ đồng hồ nằm ngoài tầm với. Thấy ngồi ngó đếm từng cột cây số qua cũng tẻ nhạt, thằng con rải tin nhắn ra đầy xe, than chưa chi anh đã nhớ em rồi cho con bồ ruột, ra vẻ quan tâm nhỏ ơi dậy chưa ăn sáng chưa cho con bồ sơ cua, hỏi thằng bạn thân hồi đại học đã về cồn Tre nuôi cá bè, hỏi ê ngoắc tao không, đi ngang nhà nè. Đứa kia kêu ghé tắm sông đi, mùa này nước trong con gái trong thị xã ra cồn tắm đông lắm.
Khi thằng con chuồi xuống vệ đường như con lươn khẽ uốn người trườn đi êm ái, nó nghĩ chụp cái ảnh cũng đâu có lâu lắc gì, tối đa là hai mươi phút, kể cả xảy ra vài trục trặc một trong ba người và con chó nhắm mắt, hoặc ai đó không cười, hoặc ai đó lơ đãng ngó đi chỗ khác. Rốt cuộc màn trập máy ảnh vẫn mở và đóng xạch, lưu giữ mãi khoảnh khắc cả nhà ở bên nhau. Rốt cuộc cũng có bằng chứng thuyết phục họ là một gia đình.
Rốt cuộc thì thằng con cũng về dù nấn ná ở bãi sông có đông con gái mặc nguyên quần dài áo dài xuống tắm, dù có dừng lại ít chục phút hóng hớt vụ xe tải đâm chìm ghe lúa ở dọc đường. Tấm ảnh đã được treo lên, che bớt khoảng loang ố và tróc lở, vá đỡ cái hoang vu.
Không ai cười trong đó. Má không cười vì mới gãy răng cửa. Ba không cười vì đầu gối sưng như cột đình và trặc lọi bàn chân phải. Con chó không cười vì chó không biết cười hoặc có cười cũng không giống như cười. Thằng con không cười vì mãi nghĩ sao lúc xương xẩu cha và má va lộc cộc xuống mặt đường thì ở cồn Tre tim nó không nhói lên một tiếng nào không chút linh cảm nào, hay đã có mà nó mê chơi không nhận ra ? Sao không ai nói nó nghe về cú té nhào của hai ông bà già trong lúc quay đầu xe ở chợ ?
Hôm ấy cha vẫn thầm thì trong điện thoại khi thằng con gọi về nói đã ghé dọc đường chơi rồi.
Ừ chơi vui đi…
Cũng cần có thời gian cho mấy vết thương bớt sưng. Để còn chụp hình. Níu được nhau lúc nào hay lúc đó, đời đầy những rủi ro…
Nghẹn đắng.
ReplyDeleteHơ hơ, đọc cái này nhớ ổng bả quá...
ReplyDeleteđọc mà nổi da gà... hay quá chời, quá đất chế tư ơi, phục cái cách quăng bắt câu chữ của chế, phục!
ReplyDeletebac3phiq6
Chị ơi, hay!
ReplyDeleteÁaaaaaaaaaaaaaaaaa truyện hay quá chị ơi, da gà nổi cục cục!
ReplyDeletekhông phủ nhận sức mạnh của fan club, mỗi lần Mỹ Tâm hát là : "Mỹ Tâm! Mỹ Tâm!" vang động, ra CD thì "hay quá Chị Tâm ơi! hay quá! hay quá!" cái gì cũng "hay quá Chị Tâm ơi! hay quá! hay quá!" riếc rồi Mỹ Tâm hát....hết hay!
ReplyDeletemà không có fan cũng chết, hát hổng ai "hô", CD hổng ai mua
nhiều người rất yêu giọng hát ca sĩ nhưng chỉ coi...tivi (chùa) chứ không mua sản phẩm
hổng biết nói sao....hổng biết nói sao...
"Níu được nhau lúc nào hay lúc đó, ..."
ReplyDeleteNíu chi những tâm hồn không còn ở đó nữa, chị ơi ?
hay quá, đọc mà nước mắt chảy dài, tấm hình đầy đủ gia đình của mình là từ năm 1983 trước khi ba mình qua đời . . .
ReplyDelete"Về nhà mình xa quá má ơi". "Tổ cha mày, nhà mình xưa giờ vẫn ở đây, má sinh con ra cũng ở chỗ này. Tại con đi xa chứ nhà mình đâu có xa"
ReplyDeleteĐoạn này em nghe được trong chương trình Lời Muốn Nói trên HTV, là đoạn đối thoại giữa một khán giả và má mình. Lúc người dẫn chương trình đọc lên mấy câu này em đã khóc tưởng không nín được, hôm nay đọc truyện ngắn này của chị em lại khóc hệt như lần trước. Đường về nhà thấy ngày càng xa
nhói nhói
ReplyDeleteXin phép nhà văn Ng. Ngọc Tư, Thế Vinh này mượn bài này gắn qua trang bạn bè Blog vanangiang nhé. TTV
ReplyDeleteNghẹn lòng
ReplyDeletemột hình ảnh gia đình "thuần túy" là có ba, má, con sống chung dưới một mái nhà, mọi sinh hoạt đều gắn chặt với nhau.
ReplyDeletenhưng có bao cảnh ngộ gia đình, hổng khớp với với hình ảnh đó, ta thấy tréo ngoe hết sức, nhưng đầy rẫy ngay xung quanh ta chớ đâu.
vẫn lối viết thật đến trần trụi nhưng thấm đẫm tình người của cô Tư, giọng văn mộc mạc nhưng cũng rất sexy với những từ ngữ đầy gợi cảm, Tư đưa người ta từ ngỡ ngàng này đến thẩn thờ khác suốt từ đầu đến cuối truyện, rồi lẩn thẩn lơ tơ mơ suốt hay ngày.
theo blog cô Tư suốt bao lâu nay mà hôm nay mới comment lần dầu ^^. Tối nay chúc cô Tư ngủ ngon
Tư à,
ReplyDeleteCuộc đời có biết bao nỗi niềm, Tư mới ngần ấy tuổi mà sao nói được nhiều điều đến vậy?
Những câu chuyện như vầy khiến đau thắt cả tim!
Sáng mai dìa quê
ReplyDeleteĐọc chị Tư mà lòng tê tái. Nhà má em ở quận 3 thôi mà em dìa cũng chẳng thể nào được. Bận với bận và bận!
ReplyDeleteHồi đó cậu út hay đi chơi đêm. Ngoại chong đèn đợi cậu. Mẹ cằn nhàn: nó đi đâu kệ bà nó, má ngủ dùm cái đi.
ReplyDeleteBây giờ mẹ mở đèn sáng đêm chờ thằng út. Vô tình, con lặp lại câu nói cũ. Mẹ thở dài: Thương ngoại mày ghê!
Không gặp được Tư ở Cà Mau. Hơi tiếc !!!
ReplyDeleteChuyện của Tư bao giờ cũng hay. Đọc xong hết thở.
trời ơi, biết trách thằng con, hay trách cuộc sống bận rộn của thằng con đây trời!!!!
ReplyDeleteĐọc “sầu riêng” luôn thấy mình trong đó ! Lúc này đang thấy hình ảnh của mình ở cả hai nhân vật “cha” và “con” !
ReplyDeleteChuyện này lãng quá!
ReplyDeleteMới mở đầu thì coi còn được một chút, tới đoạn "sinh lý học" thì bắt đầu thấy...lãng, Mấy cái "sinh lý học" này có ăn nhập gì với cái cốt truyện đâu nhỉ. Hay đó là thủ pháp?
Có cảm giác NNT viết càng ngày càng... chán. Hình như tinh hoa đã vắt hết rồi nhỉ, chỉ còn nước giảo thôi.
Còm thế này NNT xóa là cái chắc!
Mình ở ngay tại nhà, mà không hiểu sao vẫn thấy xa hả Tư?
ReplyDeletenguyễn-ngọc-tư không rảnh để xóa mấy cái còm kiểu gây sự, ở đây toàn người hoặc yêu văn chương hoặc yêu nguyễn-ngọc-tư, ít khi có mấy người vì ganh ghét nguyễn-ngọc-tư mà vô đây, thành ra mấy lời chê bai không thiện ý kia...của ai nấy "đem" về tự...ngẩm!
ReplyDeletetui hổng phải là gì của nguyễn-ngọc-tư nhưng đọc mấy lời vô duyên kia thấy ghét quá, xin lỗi mọi người
1- " Cẩm chướng" nghe quen quá ta:))
ReplyDelete2- Không quăng boom "sex" ven bờ đê thì không phải Tư cùi mía rùi:)). Mà em thích vậy, đúng phong cách "rồ" của Móa Tư, đọc xong đoạn đó thì...( heheh )
3. Tính chửi thèng cha "cm" gây sự với móa, nhưng lại nghĩ chắc móa bị ghẹo, nên thôi. Nói với chả muốn gây thì đến nhà ở phường 1 gây nè, em xin tiếp chiêu luôn, chấp chả 2 xác:)). Muốn gây với Tư thì phải bước qua chân em. ( đá liền lúc bước qua, hehe, trúng đâu thì trúng)) )
Hay quá!
ReplyDeleteNghĩ lại mà sao nhói lòng quá , nhói từng câu từng chữ của bài viết , trên bức tường nờn nứt quê nhà cũng không một tấm ảnh , vài bức ảnh cũ hơn 10 năm trước là những gì 'nó' có , bức ảnh 4 người trong gia đình , trong mấy tẩm ảnh đó nó cũng không cười . Đó là khoảng tgian mà nó còn quanh quẩn với mấy đứa trẻ trong xóm trước sân nhà , mặt mày còn lấm lem , tóc dài không thèm buộc lại , lúc nó luôn hăm hở đón chào năm mới , giờ nó thích đi , thích diện lý do và giờ thì anh trai nó có quá nhiều thay đổi , nó sợ những lúc nhận điện thoại có mã vùng tỉnh nơi nó sống vì mỗi lần như vậy nó không biết nói lời nào mà chỉ khóc , nó không quên , không hề thay đổi ...........
ReplyDeleteLãng
ReplyDelete(tiếp theo phần trên)
Tớ có nhời khuyên thật lòng Cô Tư nên bớt viết lại, ăn ngủ nghỉ chơi bời... gì đó cho phẻ vài ba tháng hoặc vài ba năm, bao giờ thấy đầu óc nó lắng lại rồi hẳng tiếp tục.
Óc chứ đâu phải... xác dừa đâu mà vắt, mà có cố vắt thì cũng chỉ được cái thứ... nước giảo như mấy bài này, nhạt thếch.
TỚ xin hết, các bác cứ ném đá!
"nói vậy cha chết mầy mới chịu về hả con ?”
ReplyDeleteNhớ nhà quá Tư ơi. Híc
Bỗng dưng muốn khóc ...
ReplyDeleteMá ơi!
Không biết Tư có thấy màu đỏ rực lên trên khắp cả nước không ?
ReplyDeletehùa theo zitcon: nếu ai muốn gây sự với em Tư thì bước qua.....x....a...xã tui, kêu nguyên xã hè vô..quánh!! hic, hic (Vân Tiên của tui cũng bỏ đi lâu rùi hehe)
ReplyDeletetu viet buon qua ,nho ba me vo cung.
ReplyDeleteTư viết mắc cười quá..HAHAHA. Ai buồn thì kệ, mình cười cho sướng. Thêm một bậc rùi chị Tư ơi!
ReplyDeletegiống như ba nói...Ừ chơi vui đi...
Đây là lần đầu tiên em đọc truyện chị Tư viết, em rất xúc động. Thích kiểu viết của chị, nhẹ nhàng, yên ả, chả việc gì phải đao to búa lớn, như là chị kể chuyện nghe chơi không vậy. Thế mà làm cho người ta tự giật mình với những điều tưởng như đơn giản, mà đôi khi bị phủ mờ bởi vô vàn những điều có khi là vặt vãnh, có khi làm lại làm người ta tưởng là rất quan trọng hay có giá trị trong cuộc sống. Gia đình luôn luôn là cội rễ, cho dù nó thế nào. Cội rễ không tốt, thì ở một khía cạnh nào đó cũng làm cây không tốt. Có phải vì điều đó mà một bà mẹ tâm lý yêu con hiểu rằng" níu được nhau lúc nào hay lúc đó". Con cái dù vô tâm tới mức nào cũng không bao giờ lo mất đi sự tình yêu, sự lo lắng hay quan tâm của cha mẹ. Chỉ có người đã đi qua năm tháng bằng cả cuộc đời mình mới hiểu được những bất trắc khó lường ngoài kia "đời đầy những rủi ro" mà
ReplyDeleteLan nào ve Vn em cüng gom sach of Tu ma o du de doc. Lien duoc blog nay mung wé mung wé. Doc da doi Luon. Cam on Tu nhieu. Truyen nao em cüng thich. Ai che ke ho Tu oi. Tai ho "khong biet thuong thuc".
ReplyDeleteBuồn...
ReplyDeleteNhà chẳng có tấm nào chụp chung, có cũng là hình em tự ghép.
Hình như mình lúc nào cũng là người đứng bên ngoài nhìn vào gia đình mình vậy.