Mưa tháng mười hai
Tản văn : Nguyễn Ngọc Tư
Những hàng quán phố xá mọc lên bên kia đường đã che lấp mất cánh đồng nằm chèo queo trong khu quy hoạch treo, làm tôi gần như quên tiêu chục công ruộng của ba má. Cuối năm, người mướn đất qua nhà để gửi món tiền nhỏ, tôi kêu thầm mèn ơi nhà mình cũng là điền chủ.
Người mướn đất ở cùng xóm, bạn hàng xáo cũ của má. Mời thím vào nhà ngồi mà thím đòi nấn ná ngoài hàng ba, để tiện coi chừng mấy cục mây đen lởn vởn. Ông trời thiệt kỳ cục, tháng này mà vẫn còn mưa, rầu hết sức, thím chép miệng than. Thím lo cái rẫy dưa của mình sẽ thất bát nếu trời vẫn mưa lắt dắt, dai dẳng kiểu này. Dưa chín mà chưa kịp cắt dây, gặp mưa nứt trái hết.
Cái cách ngó trời dè chừng của thím làm dậy nhớ trong tôi, một thứ ảo ảnh trong vắt, như thể chúng tôi đang ngồi trong một buổi trưa của nhiều năm trước. Thuở tôi còn là con nít và thím chưa già, bọn tôi vẫn hay lảng vảng ngoài sân ngó trời nháo nhác bởi những đệm lúa đang phơi sắp lên mầm, nhưng vừa mới nắng ráo tí tẹo đã thấy phía chân trời mây mưa lấp ló. Bọn tôi như mấy con nai nhỏ và cọp beo thì rình rập quanh đây. Những trận mưa cuối năm thường làm cỏ tươi mà lòng nhà nông héo : hoa tết trổ sớm, mai trở chứng ra bông lênh láng, đìa tát giữa chừng thì bị chìm, dưa hấu nổ tét lét…
Hồi ấy tôi cũng như những đứa trẻ quê mùa khác, được dạy nhìn trời, nhưng không phải để chiêm ngưỡng suông. Nhìn trời để canh chừng đống củi đang phơi, sào quần áo, hay chiếc chiếu vắt trên rào. Nhìn trời để kịp đậy mấy tàu lá che giàn cải non, cho mưa khỏi làm giập lá. Nhìn trời dể cụ bị máy móc tát nước cứu khát cho đám mạ non. Nhìn trời để biết lúa chín vào quảng nào mà kêu công gặt. Con nhà nông mà không biết nhìn mây, đoán hướng gió… thì đói, ngoại tôi vẫn thường nói vậy, khi khum khum tay che mắt ngó xa xôi, giọng như là đang nói chuyện sống còn.
Nên có đêm đầy sao ba má tôi khoan khoái ngủ ngon, cũng có đêm đầy sao in hệt, người này buộc thở dài nối vào thở dài của người kia. Trăng tròn thì nhìn coi quầng hay tán. Màu trời xanh hay tái, trong hay đục. Luộc con gà thì săm soi cái chân gà, mưa nắng cũng được đoán định bằng cách ấy, đừng có giỡn.
Cạo phèn trên móng chân cũng lâu rồi, tôi vẫn không biết hưởng thụ vẻ đẹp của những cơn mưa, màu của nắng và hương của gió. Có lần đi chơi, bạn chỉ đám mây vẩy cá trên đầu, kêu đẹp chưa kìa, tôi ngó theo cũng ờ ờ đẹp thiệt, nhưng nhìn xuống đồi cát có đàn cừu ốm đói đang thở khói, nghĩ kiểu này còn lâu mới mưa, những ngày sắp tới vẫn là những ngày nắng cháy, không biết tụi cừu kia có chịu nổi không. Lúc hình dung những xác cừu chết khô, tôi bỗng thấy mình và bạn đúng là đến từ hai thế giới khác. Bạn yêu những đám mây đến mức đem mây rải đầy trong truyện, trổ một cửa sổ chỉ để lúc đang viết ngẩng lên sẽ thấy được mây bay. Tôi thì đánh mất khả năng tận hưởng thuần khiết ấy rồi, nghĩ cũng hơi thương.
Nhưng người đàn bà ngồi mân mê vành nón lá rách kia, đã sắp dùng hết quỹ đời của mình, mà đã được ung dung thưởng thức nhan sắc bầu trời đâu, nhất là trong những cái tháng mười hai kỳ cục kiểu vầy.
Trời đùng đục, mụ mị. Gió chướng thổi mà không hong khô được những đám mây trĩu nước. Mùa màng càng ngày càng vô chừng, như chẳng còn ranh giới nào giữa mùa này với mùa kia, chúng cứ chông chênh. Hồi sáng có mấy chị gánh ve chai ghé uống cà phê, tranh thủ mượn cái sân phơi giấy vụn đã bị ướt lúc mắc mưa trên cầu, không thể chạy trốn đâu cho kịp. Họ bị gió chướng đánh lừa, hồi nào giờ nó luôn là dấu hiệu của một mùa khô hanh. Và một đám rước dâu bằng xe mui trần chạy ngang qua nhà cũng bị lãnh đủ. Tôi đã xếp áo mưa cất vào hộc tủ từ tháng trước, để sáng nay từ chợ về ướt như chuột lột. Nhưng từ khi bỏ đồng ruộng sau lưng, mưa chỉ làm tôi ướt, chứ không buồn.
Người ở lại thì buồn. Thím đang nhấp nhổm ngồi đây buồn. Vui buồn đời thím đã phải đặt cược vào ông trời, mà ông trời thì cao, thất thường. Thím kể năm ngoái sạ vụ hai, ruộng bị nắng cháy quéo hết. Nay day qua trồng dưa hấu, lại bị mưa. Cái kinh nghiệm nhìn trời tích lũy đời này sang đời khác để đoán định mùa màng giờ hụt hơi với sự đỏng đảnh của thời tiết. Chuyện giữa chừng thì thím cắp nón đi nói chắc là mưa, thôi về để coi đám dưa. Tôi nói không đâu thím, ở chơi thêm chút nữa, trời trong veo mà.
hi 4....
ReplyDeletenhanh quá, mới đó mà sắp tết rồi 4 ha....
lúc này sáng ngủ dậy thấy lạnh ghê...mà em đang ở tp đông đúc và ồn ả này, vẫn thấy lạnh lắm...
ở quê ko biết sao 4 ha....
chúc 4 luôn ấm áp trong gió chướng này, mùa này, tết này....
Bài tản đắt này vừa rồi có đọc tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở Durban hông vậy cô 4???
ReplyDelete"sắp bắt đầu vào cuộc chia xa. Ba..."
ReplyDeletebổng dưng thấy buồn thấy lo lo...
Buồn quá NGọc Tư ơi,rất chi là buồn....
ReplyDeleteEm rất thích văn chị Tư.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteỪ hen, có mà như không ... Xa xót !
ReplyDeleteTui thích ai hiểu được ý Tư, tui chịu liền !
Hay quá cô Tư à_Cám ơn nhiều
ReplyDeleteHay và buồn.
ReplyDeleteE thích văn chị Tư vì văn chị không có mây bay, chim hót.
Đọc bài của Tư, lại nghĩ đến cái khái niệm "Mùa" vốn hằn sâu trong tiềm thức của một người nhỏ sống với quê, già nương thành thị như mình. Và cái ý nghĩ mùa không còn là mùa nữa luôn đau đáu buồn trong tim...
ReplyDeleteĐọc tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, nhớ tuổi thơ da diết. Hồn Việt phảng phất trong từng lời văn mộc mạc, câu chữ đơn sơ đậm tình người. Cảm ơn Nguyễn Ngọc Tư nhiều lắm lắm.
ReplyDeleteChào bạn, mình là Vũ Chi - biên tập viên của mục chơi blog, báo Ngoisao.net. Bài viết của bạn trên blog rất thú vị, mình có thể đăng trên mục chơi blog - báo Ngoisao.net để chia sẻ với các độc giả được không?
ReplyDeleteRất mong nhận được hồi âm của bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Chúc bạn một tuần mới thật vui vẻ! :)
sao mãi ko thấy chị thông báo xuất bản Gáy người thì lạnh vậy chị ?
ReplyDeletelike it
ReplyDeleteCái chị này viết kiểu gì mà làm người ta nhớ nhà nhớ quê quá không biết...
ReplyDeleteCó phải chỉ là Mùa không chị Tư, em vẫn chưa hiểu được
ReplyDeleteai mà hỏi GÁY NGƯỜI THÌ LẠNH zị? đầy ngoài nhà sách đó (tui rảnh trả lời giúp vì nghĩ Tư gần tết bận túi bụi...với lại có vụ "sắp bắt đầu vào cuộc chia xa..." gì gì đó, chắc nàng bận lắm)
ReplyDelete"người này buộc thở dài nối vào thở dài của người kia" câu văn mà như câu thơ vậy. Nhận thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan của NNT rất tinh tế và nhân đạo và làm người đọc thấy buồn lắm. Buồn vì con người vẫn đứng cạnh nhau trong một đất nước hàng ngày mà vô cùng khác biệt về cảm nhận cuộc đời. Cái chi phối nghiệt ngã về sinh kế trong cuộc sống của con người lam lũ ở nông thôn (số phận?) như trong bài viết khiến thứ mỹ cảm của dân có học, no đủ ở thành thị trở nên xa xôi, xa xỉ và có phần... bội bạc nữa. Biết làm sao đây với vấn nạn cô đã gợi ra, cô NNT?
ReplyDeleteThôi thì bây giờ cứ để cho "bầu trời giờ có mà như không có."
ReplyDelete"Thang 12 troi con lam mua muon..."
ReplyDeleteĐọc xong mà buồn mang mác. Dấu phèn đâu dể phai trên móng 4 hén
ReplyDeleteChỗ 4 là sắp - bắt -đầu chứ chỗ e thì đã -từ -lâu... Lâu đến nỗi mọi người cứ nghĩ từ lâu cảnh vật là như vậy đó. Nghe kể (bởi một số ít) về "hồi đó"thì mới tròn mắt :vậy sao ? Hahhaa
ReplyDeleteMưa chỉ đẹp khi ngắm qua khung cửa,nắng chỉ vàng khi nấp dưới gốc cây
ReplyDeleteCảm ơn bài viết của chị.
http://www.vanhoanghean.com.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/3801-can-nguyen-su-huy-hoai-nhan-tinhtrong-canh-dong-bat-tan-cua-nguyen-ngoc-tu.html
ReplyDelete"Biến mất ở Thư Viên" or "Disappear from Viet-studies" ??
ReplyDeleteLove this short story!! Thanks so much.
http://viet-studies.info/NNTu/NNTu_BienMatOThuVien.htm
CỐ Ý LÍ GIẢI LỆCH HAY THẬT SỰ MINH OAN
ReplyDeleteTRONG "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ?
Đón xem trên webTXA.
mưa phùn rét mướt Hà nội đọc van Nguyễn ngoc Tư buồn thấu tim luôn;Lại ngọc Oánh:
ReplyDeleteTư viết văn có nét riêng,cứ như gái quê thủ thỉ.Tôi biết đến đồng quê Nam Bộ xưa qua Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi,rồi sách của cụ Sơn Nam.Đến khi đọc Cánh Đồng Bất Tận thì chợt cảm khái mà rằng lâu lắm mới được đi bắt rắn bắt rùa hay vụt cúm núm rồi nhảy tùm tùm xuống sông tắm đây...Giữ nguyên quê mùa vậy nhé.Sợ có ngày về đường beton nhựa chạy láng le Đồng Tháp Mười trong câu văn của Tư thì...chán.
ReplyDelete"Biến mất ở Thư Viên" or "Disappear from Viet-studies" ??
ReplyDeleteLove this short story!! Thanks so much.
http://viet-studies.info/NNTu/NNTu_BienMatOThuVien.htm
-- Thanks for re-appearing, again, don't disappear, okie? ;-)
Chị Tư ơi, cuốn Gáy Người Thì Lạnh lần này em mua, cái khoản in bị lỗi nhiều quá.Các trang cứ lộn tùng phèo cả lên! Hơi bực mình, nhưng qua 2 tuần mới mắng vốn chị đó!
ReplyDeleteThôi, em chúc Tư năm mới thật nhiều sức khỏe. Tiếp tục viết chị nhé. Luôn ủng hộ chị. Đối với em , mỗi quyển sách, mỗi bài viết của chị là một món quà vô cùng ý nghĩa!
Thương,
Diễm Phương