Đạo đức trong văn chương.
Đạo đức nhà văn không chỉ là ở cách sống, cách ứng xử với nghề nghiệp, sâu xa hơn, nó chính là động cơ sáng tác của anh ta. Khi cầm bút, tức là nhà văn công khai bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống. Anh ta có quyền phẫn nộ, có quyền hân hoan, có quyền ngợi ca và cũng có quyền phê phán. Mọi thái độ đều có thể được chấp nhận, miễn là phía sau nó dung chứa một tinh thần xây dựng nhân đạo. Văn chương có thể mổ xẻ sự sa đọa, sự tàn lụi của một thể chế, một cá nhân, nhưng dứt khoát không phải để thanh toán cho những ân oán giữa các cá thể.
Vậy mà đó đây vẫn xuất hiện những trường hợp văn chương được viết bởi lòng căm hờn, oán thán. Có những người bỏ công ra để viết một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ chỉ vì muốn “thanh toán” với ai đó, với tập thể nào đó, với chế độ nào đó và hoàn toàn chỉ là “thanh toán” thế thôi, cho hả giận. Đây thực sự là xu hướng cần phải báo động bởi nó dẫn tới tình trạng tha hóa nhân cách nhà văn và tệ hơn, nó dẫn dụ văn chương lệc cốt sang sự tàn nhẫn, phũ phàng, phi đạo đức. Nhà văn không bao giờ viết bằng sự oán hờn bởi vì thiên chức của anh ta là mổ xẻ đời sống với lòng bao dung vốn là bản chất của anh ta, dù bản thân anh ta có thể là nạn nhân của đời sống đó.
Oán thù không làm cho nhà văn lớn lên, trái lại nó khiến văn chương bị suy đồi theo đúng nghĩa tồi tệ nhất của từ này. Khi một tác phẩm được viết ra bởi động cơ oán hận, dù với một chế độ hoặc với một cá nhân cụ thể, thì nhân cách nhà văn, kẻ viết tác phẩm ấy, sẽ nhỏ lại theo tỉ lệ nghịch với độ dài và sự uất ức ẩn chứa trong tác phẩm đó. Và hơn ai hết, trong trường hợp ấy. chính tác giả sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì anh ta đã vi phạm đạo trời, nếu chúng ta nhất trí với nhau rằng tài năng văn chương là thứ trời cho.
Những tác phẩm văn học thứ thiệt là những tác phẩm khi bóc đi sự gai góc, sự lạnh lùng bề ngoài, người ta thấy cái lõi của lòng thương yêu đối với đồng bào mình. Đạo đức của nhà văn xét cho cùng là lòng thương yêu. Chưa từng có một tác phẩm văn chương lớn nào tồn tại mà bên trong nó chứa nọc độc của sự oán thù. Nếu văn chương chỉ thuần túy dùng để “thanh toán” thì loài người đã tuyệt diệt từ những trang viết đầu tiên và lai lịch nhà văn sẽ là lai lịch của những rủa nguyền.
Văn chương được kính trọng bởi nó là vũng nước thanh khiết cuối cùng để con người soi mình vào đó. Nó là nơi cho những kẻ thất bát đến ngồi cạnh nhau để thấy rằng mình vẫn còn thứ mà gặt hái trên cõi đời này, đó là hơi ấm đồng loại. Ở cái chốn ngơi nghỉ kín đáo cuối cùng của lương tri ấy mà lại cắm ngược lên một mũi dao nhọn thì xem ra còn xóc óc hơn cả tội ác.
(bản tác giả gửi)
Đề nghị chị Tư phổ biến bài này đến các nhà văn và giới truyền thông báo chí để chấm dứt tệ nạn vu cáo cá nhân. Lâu lâu web của chị Tư có lời nhắc nhở về thiên chức của người cầm bút, nếu không, các Ngài ấy tưởng mình là "con giời", mang ân oán cá nhân lên sách. Đọc xong, tui chẳng hiểu gì hết, nhưng biết là "ổng, bả" đang chửi "người mà không phải ai cũng biết là ai đấy" -
ReplyDeletehay lam!!!
ReplyDeleteMong rang bai viet nay se duoc pho bien rong rai!
Van chuong la "nơi cho những kẻ thất bát đến ngồi cạnh nhau để thấy rằng mình vẫn còn thứ mà gặt hái trên cõi đời này, đó là hơi ấm đồng loại" Dung nhu vay!!!
Mình rất tán thành quan điểm của bạn Văn Nguyên, rằng "Văn chương được kính trọng bởi nó là vũng nước thanh khiết cuối cùng để con người soi mình vào đó...". Quan điểm đó làm mình nhớ tới William Faulkner (giải Nobel Văn chương năm 1949, 2 giải Pulitzer vài năm sau đó) - ông đã nói thế này khi tới nhận giải Nobel:"Con người đâu chỉ cần có sống mà điều cần hơn đó là phải xuất chúng, sự bất hủ của nhân loại không chỉ là họ có tiếng nói trong vạn vật mà điều quan trọng hơn là họ có tâm linh, có sự đồng cảm, hy sinh và tinh thần nhẫn nại. Trong khi đó trách nhiệm một nhà thơ, một nhà văn là miêu tả điều đó, họ có quyền được giúp nhân loại làm thăng hoa thế giới tinh thần của mình, nhắc nhở nhân loại về những niềm vinh quang trong quá khứ. Chẳng hạn như sự dũng cảm, lòng danh dự, niềm hy vọng, tác phẩm của thi nhân không phải là một bản ghi chép về nhân loại mà nó là một chỗ dựa để nhân loại sinh tồn và vượt qua tất cả..."
ReplyDeleteHy vọng được đọc thêm nhiều bài viết của bạn và của bạn Văn Nguyên ... :-)
Hình như chỉ vì nỗi ấm ức cá nhân?
ReplyDeleteVăn Thơ không vì Đời và tính Triết lý của nó thì sao còn gọi là Văn Thơ?
"Có những người bỏ công ra để viết một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ chỉ vì muốn “thanh toán” với ai đó, với tập thể nào đó, với chế độ nào đó và hoàn toàn chỉ là “thanh toán” thế thôi, cho hả giận."________ VÀ..NGÀY CÀNG TINH VI !!
ReplyDeleteBài viết như tiếng chuông cảnh báo nhằm ngăn chặn những bài viết về ngày 30/4, hy vọng bọn liếm gót giày đế quốc đọc và hiểu.
ReplyDeleteKhông hiểu Tư muốn nói gì, nhưng Tôi nghĩ giọng văn này kg thể là của Tư và cũng kg thể là con đường Tư Chọn. Chúc Tư khỏe.
ReplyDeleteSao thấy không giống Tư chút nào, hay là mượn gió bẻ măng.
ReplyDeleteNhân tiện thấy bài này cũng vui, ít ra cũng có nơi để nói những suy nghĩ của mình, cũng xin nói sai với ý của bài viết một chút. Có nhiều nhà văn thích chạy theo "Thời đại" quá, thấy thị hiếu thích tình yêu thì đổ nhau đi viết truyện tình yêu, thơ tình yêu, tiểu thuyết tình yêu, nhạc tình yêu. Mỗi ngày không biết gặp bao nhiều là chữ yêu. Không là nhà văn nên mình không biết viết truyện tình yêu một cách giãi đãi thì có dễ hay không? Chỉ thấy bài viết về tình yêu nhiều quá, mà đa số lại là những tình cảm thường tình, nhỏ bé. Cách xử lý cũng tầm thường tương tự. Làm nhà văn có lẽ là để dùng văn nhưng thanh kiếm giết cái xấu cái xấu ác trong tâm mỗi người, và làm ánh sáng dẫn dắt họ sống tố hơn mới phải. Chứ có phải đâu viết theo những gì mà người biết chữ thích. Tình yêu là cái gì đó thiêng liêng lắm chứ. Yêu cha mẹ, tổ quốc, nhân loại. hì hì, chỉ là mỗi ngày gặp được trên dưới 100 tiếng yêu từ các phương tiện thông tin, nên thấy mệt mỏi quá vậy mà.
ReplyDelete