Chuyện nhỏ dọc đường
Truyện ngắn : Nguyễn Ngọc Tư
Khi ấy thì luận văn mà thầy hướng dẫn xong lâu rồi, và em đang chờ việc. Khi ấy thầy đã đưa em đi nhiều chỗ, những phố xá phẳng phiu tẻ nhạt, những cánh rừng cao su dày dày tầng lá, những bãi biển nhàu nhĩ rác và người. Rồi thầy bỗng hỏi có muốn đi chơi xa không, em tê dại gật đầu mà không thèm suy nghĩ tẹo nào, lỡ thầy đổi ý gọi con nhỏ khác trong số mấy chục đứa đang mê thầy, thì uổng. Em còn chưa biết thầy muốn lái xe gần bốn trăm cây số đến một thị trấn rừng nào đó nằm rìa biên giới, mà chỉ ngó bản đồ thôi đã thấy cheo leo rồi.
Em còn chưa biết chỗ đó có khách sạn nào tử tế không. Ý nghĩ đó xuất hiện liên tục suốt đường đi làm em thấy mình hơi trơ trẽn. Luôn có chữ “khách sạn” hoặc “giường” xuất hiện khi em nghĩ về thầy, và sau đó thì một cơn nóng sốt chạy qua da thịt làm những sợi lông măng dựng đứng. Bất chấp thầy là thánh của em, thánh không gắn liền với thứ trần tục như giường, nhưng không sao dừng được kiểu liên tưởng kỳ cục đó.
Cũng như em chẳng thể dừng được cảm giác nhột rờn rờn khắp người khi nhìn bộ râu Clark Gable tỉa khéo của thầy, vẫn như ngửi thấy mùi cà phê sữa thơm tho vương trên đó. Nhớ chúng rục rịch bò lên da cổ khi thầy hỏi sao em mê thầy, hỏi chỉ để nghe em thổn thức, trong khi thầy quá biết là tại sao. Thầy được tôn thờ không chỉ thầy là thầy, là người hướng dẫn làm những luận án về văn hóa dân gian, sức hút của thầy vượt lên những kiến thức mà thầy có. Vẻ điển trai, phong độ như tài tử điện ảnh. Thẳng thớm, phớt lạnh như tượng đài. Quyến rũ lìm lịm như một thứ trái cây chín trĩu lủng lỉu ở trên cây. Tất cả những điều đó, soi vào mắt đàn bà, nhất là đám nghiên cứu sinh, thầy thấy hết. Tụi nhỏ chẳng còn giữ được chút tỉnh táo nào khi đứng trước thầy, và khi bàn tay mềm ấm kia chạm vào người chúng, không đứa nào là không tan ra.
Em tan nhiều rồi, những đầu ngón tay thầy đang gõ nhịp trên đùi em theo giai điệu của một bản nhạc réo rắt trong xe, hứa hẹn những cuộc tan chảy mới. Ôi một thị trấn miền rừng hoang dã, khách sạn ọp ẹp, giường đầy rệp và hăng hăng mùi ẩm mốc, trên vách tường vôi cũ mèm hẳn có treo cái tranh hai con chim đang châu mỏ, và quạt thì rên như một đứa con nít bị nhức răng…
Em thử hình dung quang cảnh ở đó trong lúc thầy lái xe một tay và hân hoan huýt sáo. Tay kia mơn lên hỏm cổ em, thầy nói nắng đẹp chưa kìa, cưng ! Nhưng em xuất thân nhà quê, từ nhỏ đã biết nhìn trời, thấy nắng thiu thỉu kiểu này chắc chắn chút nữa sẽ mưa. Và mây đen đang núp đâu đó ở dãy đồi chạy dọc theo con đường hiu quạnh bất ngờ nhảy xổ ra ở một khúc quanh nào đó.
Những trò trốn tìm luôn xảy ra trên những con đường đèo dốc quanh quanh kiểu này. Vạt hoa biến mất rồi bất ngờ xuất hiện trở lại vàng dằng dặc. Bầy bướm bỗng dưng chìm vào cánh rừng thưa rồi bỗng dưng hiện ra đông như vãi, đến hoang mang cả tay lái. Đang cây lá rậm rịt bỗng một ngọn đồi trọc đập vào mắt. Và đang vắng ngắt thì bỗng có mấy anh cảnh sát giao thông đứng lấp ló dưới vòm cây hoa đỏ.
Phượng sót. Hoa như cái biển cảnh báo đỏ chót khiến xe đang bon bon ngon trớn phải sần sật dừng lại. Ôi vậy à, thầy vỗ trán kêu lên với anh cảnh sát mặt đen mắt trắng, quá tốc độ sao ? Người gì mà đến vỗ trán sững sốt cũng đầy duyên dáng, em ngây ra ngó thầy, sợ chớp mắt thì sẽ bỏ lỡ những cử chỉ đáng yêu kia.
Nên em thấy thầy hơi tái mặt khi những tờ giấy bạc thầy dúi vào tay anh cảnh sát bị thẳng thừng trả lại, biên bản phạt lại thò thêm một dòng “có hành vi hối lộ người thi hành công vụ”. Cái tư thế đĩnh đạc của thầy như một thân cây chuối bị chém bằng cây dao lụt, không đứt nhưng oằn. Xe chắc chắn bị giữ, và tròn tháng sau thầy phải ngồi xe đò đi mấy trăm cây số quay trở lại đây để nộp phạt. Nghĩ thôi đã nhiêu khê. Chưa kể chuyến du hí miền biên ải sẽ bị hoãn lại. Tiền không thông, thầy chìa ra bao nhiêu nài nỉ, tay thầy như chắp lại một cách vô thức, lưng thầy bắt đầu cong và đầu gối thì chùng. Mấy anh cảnh sát rừng vẫn im như tượng. Người miền rừng ngộ thiệt, không xúc động khi nhìn thấy tiền. Thầy bắt đầu tìm kiếm hy vọng từ những cú điện thoại, mong thoát khỏi chỗ đó từ những mối quan hệ như anh nuôi của thím, dượng rễ của chị dâu, sui gia của dì vợ…, những người mà thầy từng bâng quơ nghe nói có một chút chức sắc ở vùng này. Hình như cuộc gọi nào cũng nhận được câu chưng hửng, “Ủa, rồi anh làm gì mị trên đó, đi với ai ?”. Dĩ nhiên là thầy không đi với em đâu, mà “với mấy đồng nghiệp cùng khoa”.
Những tín hiệu cầu cứu nháo nhác gởi lên trời. Em đã bị thầy đưa mắt đẩy đi từ lúc mới xuống xe, giờ dạt vô gốc cây, đi lại tha thẩn, áy náy khi thấy râu thầy chảy xuống, giật mình khi thầy tung một cú đá sốt ruột vào chắn trước. Và khi mấy anh cảnh sát dửng dưng bỏ mọi người ở đấy để đi vào thị trấn ăn cơm trưa, thầy ngồi phịch xuống cỏ như một thằng cha đánh xe bò bị mất bò, như phù thủy mất chổi, như chim rụng cánh.
Cũng đành. Em tìm kiếm một điều gì đó ở thầy vừa bị rơi mất. Thầy thì ngóng đợi mà chẳng biết chờ cái gì ở những miền mây đen bắt đầu giăng giăng.
Cơn mưa lúc xế trưa mang lại một phép màu. Một cuộc gọi chẳng biết xuất phát từ nơi nào, anh cảnh sát vừa vâng dạ vừa đưa mắt nhìn thầy, sau đó chìa ra giấy tờ xe, vỗ vai bảo đi. Thầy líu ríu níu chặt lấy nắm giấy, khóm róm nói biết ơn lắm lắm.
Xe chui vô mưa. Bản “Sonata ánh trăng” lại vẳng lên nối lại chỗ bị đứt rời lúc sáng. Bốn giờ đồng hồ trước nó dìu dặt vậy, giờ lại giống con chim bay lạc, đập cánh loạng choạng vào những tấm kính xe. Thầy nín thít. Em cũng không biết nói gì, cố nắm bắt một mối nào để nối lại cái gì đó đã đứt. Mưa dội xuống, vỡ ra ròng ròng trên kính. Thầy vặn nhạc nhỏ lại, rồi nhỏ nữa, rồi hậm hực tắt luôn. Cảm giác con chim lạc bị một bàn tay bóp chết lịm, không kịp kêu. Im lặng bắt đầu dâng lên tận nóc xe, em thấy ngộp.
- Xuống đi.
Thầy bảo. Sau cú dừng xe đột ngột. Sau cái ý nghĩ về chuyện đón xe đò bỗng lướt qua đầu em. Sau quãng im lặng đông cứng. Em lếch thếch xuống, dù thầy không nói gì thêm, nhưng không hiểu sao em biết mình đã bị bỏ lại rồi, cho dù thầy có quay xe lại thì cũng để đưa cho em cái ba lô quên trên ấy.
chuyện buồn thiệt ha 4...
ReplyDeletebuồn y như cuộc đời này vậy....
ngày mới an lành cho mọi người nhé....
Cám ơn nhà văn đã trở lại. Chuyện buồn quá. Nhưng thế mới là phong cách Nguyễn Ngọc Tư.
ReplyDeleteviết phần 2 cho vui lên tí đi chị ơi :| ko nỡ...
ReplyDeleteTui cười muốn té xuống ghế luôn. Tư tả ông thầy hay thiệt.
ReplyDeleteĐó là chuyện VN. Đây là chuyện ở Mỹ. :)
ReplyDeleteTrời ơi, chuyện này vui mà mọi người. Chẳng lẽ để ông thầy lừa mị cô học trò mãi sao?
ReplyDeleteChuyện vui mà, buồn làm sao được. Tư cách của ông thầy đã được lột trần hết rồi. Chi tiết "Bản Sonata ánh trăng" bị nối lại chỗ bị đứt vừa thật mà cũng thật đắt.
ReplyDelete@Diên Hoàng: Chuyện ở Mỹ: Because the teacher is a hooker. Ha ha ha.
Hình như em đụng vào đâu cũng cũng ra văn hết. Quan sát của em giỏi quá. Mà văn thì nhẹ nhàng mà rất sâu.
ReplyDeleteSầu Tư rồi tới sầu riêng
ReplyDeleteKhi nào Tư sẽ ra riêng...báo giùm, nha.
Anh thích văn của em.
mất hứng! ở đâu có CA nhúng vô là ở đó mất hứng, hoặc hết hứng...giặc cướp khắp nơi chả thấy CA đâu, toàn canh me núp lùm bắn tốc độ, vượt tuyến, đánh đèn...mà chỉ lựa xe xịn thôi nhe, xe mù, xe điếc vượt đèn đỏ, đánh võng trước mũi CA vô tư...
ReplyDeleteGiống mình thế nhỉ !
ReplyDeleteTui thì thấy ông thầy kia đáng thương hơn là đáng trách. Nếu là tui có lẽ tui cũng sẽ làm như vậy mà thôi. Những người đàn ông tụi tụi thực ra cũng yếu đuối lắm chứ chả mạnh mẽ gì. Tư đừng viết cay nghiệt quá, hãy nhìn vào mặt tốt của con người để thương yêu và tha thứ. Như vậy sẽ thấy lòng thanh thản hơn.
ReplyDeleteHổng biết nói gì luôn...thật hổng biết nghĩ sao về nội dung bài này (hay nhiều suy viễn quá ta !?!).
ReplyDeleteMà, không biết do tâm trạng người viết có dao động mạnh lúc viết hay do người đọc tư tưởng vội vã, sao thấy bài này có "tông" hơi bị nhanh :/
Nhiều suy tư quá chị ơi @@
ReplyDeleteVăn chương là cứu rỗi tâm hồn, cô còn trẻ mà cái nhìn lúc nào cũng u ám, sao phải khổ vậy? Đi đường xa, mà thầy, người yêu gặp chuyện (vì mình mà chạy quá tốc độ), đã không chia sẻ lại còn trách móc. Văn với chương, đọc như cơm nguội, u ám...
ReplyDeleteCha này mát mát quá ta???
DeleteThầy ơi là thầy, hehe...
Deletenhững người không biết thưởng thức page này thì đi chỗ khác chơi...đừng ở đây làm ô uế môi trường... đồng ý cảm nhận mỗi người mỗi khác, ai đã ko hợp rơ thì lẳng lặng đi ra giùm...lâu lâu lại có nhiều người quá rảnh, quá nhảm, quá thiếu i-ốt lại cứ hay tỏ ra nguy hiểm, vô đây chê văn người ta này nọ thấy thiệt là ngộ.
Delete:x NNT
Hãy để từng người đọc cảm nhận bởi chính họ... Cá nhân mình thích văn của Tư, lột tả thực tế với những ngôn từ đơn giản mà sâu sắc. Cảm ơn tác giả nhiều nhiều.
ReplyDeleteHAY LAM QUE N VOI http://www.boxgiaitri.net/
ReplyDeleteỞ cái xứ sở này làm cái giống gì cũng khổ! Nhà văn cũng khổ, thầy giáo cũng khổ, học trò cũng khổ... Nói chung làm người là khổ trừ khi...? Nguyễn Ngọc Tư giỏi nhất trong viejc nắm bắt và "tái hiện" những "cái khổ dọc đường" của con người ở xứ sở này để cho mọi người cùng "mhấm nháp", suy tư và "ân hận" về kiếp người ngắn ngủi!
ReplyDeleteTruyện vui và thực nữa ,đời là vậy đó cho mấy em đừng vì cái bề ngoài đánh lừa .nhìn qua kính mờ thì thấy cái gì cũng lung linh ,đến gần mới thấy thất kinh ,bẽ bàng.. .Truyen chi Tu hay la o cho do!
ReplyDeleteBạn "em gai mien tay" xuất khẩu thành thơ:
Delete"Nhìn kính mờ thấy lung linh
Đến gần mới biết thất kinh, bẽ bàng"
Các còm sao triết lý quá trời, tui thấy truyện rất thực tế mà, nếu tui là thầy giáo trong tình huống đó thì ứng xử cũng vậy thôi.
traihoavanglxag
Tư dạo này biết dụng kỹ xảo rồi
ReplyDeleteHoàn cảnh xô đẩy "thần tượng" trở lại đời thường thôi mà. Thích những quan sát rất đời của Tư.
ReplyDeleteRốt cuộc thì bạn này phát hiện ra nè. Vỗ tay nhiệt liệt :))
Deletecứ tưởng 4 nhà ta im ru, ẩn dật luôn rồi chứ... cuối cùng 4 cũng lên tiếng.... hahaha...
Delete4 ui, dự án dài hơi của 4 vẫn tiến triển tốt hén 4???
chúc 4 an lành nhiều thiệt nhiều......
Chị Tư đọc "Cát bụi chân ai" chưa? Kiểu vậy đó, nhân tài, thiên tài gì gì cũng là người thôi mà ;)
Deletecon mới đọc lời tựa Chân không của cô Tư trong Ngày mai của những ngày mai.
ReplyDeletecon mừng cho cô quá cô ơi..
Đời như ý cũng thành kịch tới nơi rồi cô ơi :)
hiii
ReplyDeleteTìm đến NNT khi tâm hồn mình xáo rỗng nhất.
ReplyDeletemình thích những truyện ngắn như thế này ghê.
ReplyDeleteNNT ơi hỡi NNT sao cứ làm lòng ta chến choáng những nỗi niềm thổn thức
ReplyDeletehttp://ngaycua-nang.blogspot.com/ liên kết với blog em néh chị tư
ReplyDeleteTác phẩm này...khó nói nhỉ.Có vẻ như những tình tiết Tư đưa ra chưa đủ đô để làm một buổi hoàng hôn của thần tượng.Diễn biến tâm lý của cô học trò còn chưa sâu lắm, chưa chín lắm,chưa thể đi đến cái kết nhanh chóng như vậy.
ReplyDeleteTự dưng anh công an xen vào câu chuyện mần chi chị nhỉ? hì hì
ReplyDeleteAnh công an vô duyên quá chị nhỉ? hì hì :D
ReplyDeletebất kể chuyện gì, có công an xen vô là...vô duyên liền! nhất là công an giao thông!
ReplyDeleteCA xuất hiện ở đây hay chứ!
ReplyDeleteNếu không thì tới khi nào cô học trò mới có dịp thấy được rõ hơn chút xíu cái khéo dấu đàng sau vẻ ngoài quyến rũ của vị "Thầy" kia!
Chào chị Tư,
ReplyDeleteEm là Tuyết Nhung.
Em đã và đang đọc văn, theo dõi blog của chị.
Và, em cũng được biết chị Tư có viết báo cho báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Em đang có đề tài tìm hiểu về những nhà văn viết báo.
Nhưng comment này của em thì "lạc đề" entry, nên em nói ở đây nhiều quá không tiện.
Mong chị Tư cho em địa chỉ email của chị Tư, để việc trao đổi dễ dàng hơn.
Em mong chị Tư nhận lời chia sẻ cùng em về đề tài này.
Đây là email của em, khi chị Tư nhận được tin nhắn này, mong chị Tư liên lạc vào đây: [email protected]
Em cảm ơn chị Tư đã đọc tin nhắn này của em.
Em rất mong nhận được hồi âm của chị.
Chúc chị Tư vui khỏe.
Tuyết Nhung
Truyện vui và thực nữa ,đời là vậy đó cho mấy em đừng vì cái bề ngoài đánh lừa .nhìn qua kính mờ thì thấy cái gì cũng lung linh ,đến gần mới thấy thất kinh ,bẽ bàng.. .Truyen chi Tu hay la o cho do!
ReplyDeleteTruyện chị Tư đọc thấy gần gũi đời thường..
ReplyDeleteThích
Đọc truện của chọ bao giờ cũng cảm thấy gần gũi đời thường
ReplyDeletethích
Tu oi, bi gio o nuoc minh cai van hoa comment moi lan duoc dip doc o nhung blog khac lam chi ngop tho va that vong qua chung vi nhung loi le tho tuc va rat ac. Cung may la o cho cua Tu, moi nguoi nhe nhang hon. Tu dung de nhung di biet do chen vao dat minh nhe Tu. Chi van thuong xuyen doc van cua em , Tu van vay va co phan da dang hon. Van cua em van lam long nguoi lang lai. Cam on Tu nhieu.A san day chi tang Tu bai hat " Nhat ky cua Me" do Hien Thuc hat, Tu tim o Youtube nhen. Chi do lam khong biet link cho Tu duoc thong cam ha.
ReplyDeleteEm không giỏi cảm thụ văn học lắm. Cho em hỏi, cih tiết cuối cùng khi người thầy bỏ lại cô nj74 sinh có ý nghĩa gì? Nếu người thầy thực sự là người xấu, trơ trẽn thì tại sao lại còn chút tự trọng mà biết xấu hổ, cắt đứt ngay quan hệ với cô nữ sinh và bỏ cô lại, thay vì tiếp tục cho cô đi cùng?
ReplyDeleteChị Tư là một trong những người viết hiếm hoi mà em thực sự coi là một nhà văn :)
ReplyDeleteChúc chị luôn có cảm hứng sáng tác ra nhiều tác phẩm hay
Bao giờ đọc truyện của Tư.. em cũng bị nghẹn ứ 1 khối nằng nặng ngay cổ họng... sau khi đọc đến dấu chấm hết..
ReplyDeletehên cho con nhỏ..
ReplyDeleteVat vanh ma tuyet voi!
ReplyDeleteDoc rat doi thuong, nhung tham dam sau sac mot cach khong binh thuong chut nao. Hay tu cai muc "quet mang nhen", don gia tu cai "chuyen nho doc duong"...
ReplyDeleteĐọc truyện của Tư, giờ đây Diêm không dám đọc vào lúc cuối ngày nữa! Khi mà những ưu tư đời thường vẫn còn lãng vãng trong đầu sau một ngày làm việc. Chỉ chờ vào lúc sớm mai mới thức, sau khi tợp một ngụm cà phê giòn tan, đầu óc phơi phới phần phật thì mới lật từng trang từng chử của Tư ra mà ngấu nghiến nghiền ngẫm. Chỉ có buổi sáng trinh trắng mởi cảm nghiệm được hết từng con chữ của Tư.
ReplyDeleteNếu tiện Diêm xin mời Tư vào [url=