Họ đem hoa
bày bán ở cỗng trường, nhiều hoa giả, và cả hoa tươi. Bà mẹ đảo một vòng rồi chọn
mua hoa nhựa. Bên trong nó, như cô bán hàng quảng cáo, có một cây kim tây dùng
để kẹp chặt phong bì. Bà mẹ cuộn bao thư có tờ giấc bạc hai trăm ngàn đồng vào
trong bó hoa, dùng kim giữ nó chặt vào cành hoa vô cảm, dặn đứa bé con vào sân
trường mang tới tặng cô ngay, cấm chạy nhảy, phải cầm hoa dựng thẳng lên như thế
này thế này.
- Có tiền
trong đó, con đừng để rơi rớt mất, nhớ nghen.
Mẹ dặn đi dặn
lại làm em bé căng thẳng, nó đi ngập ngừng như thể đang cầm một bó hoa thủy
tinh, dễ vỡ. Đường từ cỗng trường vào lớp tự dưng xa.
Hôm nay là
ngày 20/11, Lễ nhà giáo Việt.
Hôm qua một
bà mẹ khác cũng đặt tiền vào bao thơ, bảo con hai tay tặng hai cô giáo mầm non.
Bà mẹ vẫn thường tặng quà kiểu này cho cô giáo, không vì dịp lễ lạt nào. Ban đầu
còn lấm lét dúi vào tay cô, sau nhận ra kẻ tặng người nhận đều cóm róm như tội
phạm nên quyết định đưa phong bì một cách đĩnh đạc. Mẹ biết ơn cô đã chăm sóc
con mình ngày này sang ngày khác, một việc mà chính mẹ cũng sợ hãi mỗi khi hè đến.
Trẻ con, như chị Vàng Anh nói đại ý cũng như cảnh đẹp, chơi một chút rất thích
nhưng chơi lâu đâm ngán ngược. Nên món quà của mẹ không nhằm múc đích để cô
chăm chút con hơn (nếu ai cũng tặng thì cô biết thiên vị trò nào), chỉ là lời cảm
ơn thiết thực. Cô giáo mầm non, trăm đường cực.
Thí dụ, chuẩn bị cho
ngày hai mươi tháng mười một, cô phải tham gia đội múa của trường đi thi cấp
thành phố. Tập dượt cực khổ đã đành, nghe nói trường còn phải thuê một anh ở
đoàn ca múa tới huấn luyện. Mẹ nghe chuyện, hơi tức mình, tiền ấy dùng để làm
quà cho các cô có phải ý nghĩa hơn không. Trường nghèo, lớp ít, đông học trò,
giáo viên lưa thưa, khích lệ được chút nào hay chút ấy. Không thể nói đây chỉ
là phong trào văn nghệ văn gừng thôi, vì cái chất ăn thua đã thể hiện rõ ràng
trong việc mời chuyên gia ca múa về dạy. Những cái thành tích hão thì không ăn
được, và nếu sướng chỉ lãnh đạo trường sướng. Cô giáo của con mẹ thì không.
Ngày mai là ngày Tết của mình, hôm nay cô còn phải dạy tụi nhỏ múa hát trình diễn
trong buổi lễ, và cái gọi là “món quà của các cháu dành cho cô” thực ra là một
thứ hoa cô trao từ tay phải qua tay trái.
Hoa ấy mà có
lõi, cũng chẳng phải là một bó hoa xấu.
Bà mẹ vẫn thường
ghét hoa, gửi quà cho cô giáo tiểu học đang dạy thằng con lớn, mẹ ép phong bì
vào cuốn sách văn chương. Với mẹ, hoa là thứ không ăn được, tất nhiên, trừ loại
có lõi vừa mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Ai sáng kiến ra cái kim tây cũng hay.
Bạn của mẹ
nghe chuyện tặng quà, hơi phẩn nộ. Nhà bạn sát vách một trường mẫu giáo khác,
hôm nào cũng nghe cô bên ấy mắng trẻ con. “Sao đái dầm nữa rồi ông cố nội ?”,
“má ơi má tự xúc cơm ăn cho con khỏe coi”, “không ngủ đi còn hát hoài vậy bà
ngoại ?”, lời của những cô chăn trẻ trường công nghe sợ không ? Như dân chợ trời.
Các cô giáo không nghĩ lời nói cũng để lại những tì vết, vô hình, cứ tưởng tan
loang đi không bằng chứng. Họ không trọng cái bản thân của họ, thì ai trọng, bạn
mẹ nói. “Em có tự tin sẽ tìm lại thái độ dịu dàng tử tế của mấy cô giáo bên đó
bằng một bó hoa có lỏi không ?”, bạn hỏi.
Mẹ đắn đo. Nếu
lớp học vẫn là một chiến trường cho cả cô và cháu, chật chội và nóng nực, đầy
những áp lực thành tích, vừa phải đưa trẻ đi vệ sinh vừa phải trang điểm múa
hát, hoặc ôm bụng bầu tám tháng lặc lè mà phải chăn năm chục đứa trẻ thì một
năm chỉ bó hoa (có lõi hoặc không) cũng chẳng ích gì.
dạ....................
ReplyDeleteBuồn
ReplyDeleteBuồn
ReplyDeletequa sông phải bắt cầu kiều
ReplyDeletemuốn con hay chữ phải yêu (và) lấy thầy
Cuộc sống muôn màu,
ReplyDeleteNghề giáo bây giờ không như thời phong kiến,
Ai cũng cần tiền và ai cũng phải lao động,
Nào có ai cho không ai cái gì ?
Xin đừng lý tưởng hóa cuộc đời,
Cuộc sống luôn tồn tại cái xấu và cái tốt,
Như hai mặt đối lập của một sự vật.
Luôn ẩn chứa nhiều mâu thuẫn.
Chị ơi hôm qua con em đi học về kể em nghe : mẹ ơi ,con kể mẹ nghe ,hồi nãy cô nói con " ông làm ơn ngồi im coi làm gì ông chạy lung tung hoài vậy ông " mẹ nghe cô nói mắc cười hông ? em nói mắc cười mà cũng méo mặt . về nhà ăn cơm thấy cái giá xúc cơm bằng nhựa có gai ,ảnh lại nói cô lấy cái này đánh đau lắm đó mẹ ,cô cũng biết lựa đồ chơi ghê ?!.Đọc bài chị em thấy đau lòng quá , mới bé xíu hà.
ReplyDeleteLà cha mẹ thì phải luôn vững lòng. Mình cũng như Tư, dù Thầy có vứt tấm thiệp vào sọt rác sau khi đã tách ruột mình vẫn kính Thầy. Nhờ vậy mà con cũng vẫn kính Thầy. Nhưng cũng ko thể ko đau khi thằng bé 15 tuổi nói :"Con sẽ ko làm Thầy vì con ko muốn học trò của con coi thường con". Lòng cũng hơi dịu lại khi nghe con nói:"Ko, con ko như tụi nó nhưng con chỉ ko thích bị coi thường như vậy". Những mong một ngày nghe con về thủ thỉ "Mẹ ơi con sẽ làm Thầy."
ReplyDeleteBài viết hay quá, nhẹ mà thấm dữ ghê..!
ReplyDeleteMột bài viết hay và sâu sắc! Những trăn trở về ngành giáo sẽ vẫn cứ là... trăn trở thôi Tư ơi! Cám ơn nhiều!
ReplyDeleteGiờ là dzậy. Ở đâu tìm cái tốt cũng như đi đãi vàng :|
ReplyDelete