Mar 6, 2013

Này thì suy tư :)


Người đi chợ
Nguyễn Ngọc Tư

Năm trước đưa thằng nhỏ đầu lòng thẳng vô lớp một chỉ tốn chai rượu nhập khẩu màu hổ phách, năm nay nhà trường nhận chuẩn quốc gia nên phải lót đường năm triệu cho con nhỏ em qua cỗng. Nói gì xa, góp tiền cúng đình cũng phải tăng gấp đôi coi mới được. Thằng em học đại học Mỹ thuật xong rồi, giờ ngồi vẽ bảng hiệu, xui nó ra mở quầy bán chữ nhiều tiền hơn, ai cũng muốn treo mấy chữ Tài Lộc trong nhà. Đá Bạc bị đem bán cho tư nhân làm du lịch rồi, họ sẽ san núi bạt rừng trồng mấy con rồng xi măng lên, sơn màu hàng mã cho coi. Vườn chùa ngoại thành đang bán mấy chỗ nằm đẹp, nhà có người già nên mua để sẵn, sau này biết đâu không còn đất.

Những câu chuyện bán mua rời rạc này chúng ta vẫn thường nhặt nhạnh từ buổi ăn vặt, cuộc cà phê hay trong lúc chờ xe rời bến. Cái giọng điệu của người góp chuyện cũng bình thản như cảm giác của người nghe. Dù hàng hóa trong những cuộc mua đi bán lại đó không phải mấy món thông dụng kiểu như gạo, rau, hay nắm xôi, cái áo. Bất cứ gì cũng là hàng hóa, lạ gì. Sống trong tâm thế của một kẻ đi chợ, và cả nước là một cái chợ khổng lồ, hàng họ đa dạng đến mức mua gì cũng có, kể cả mua thần bán thánh, chức tước, trinh tiết, thận người… chúng ta bớt bỡ ngỡ đi. Giống như câu mà trẻ con hay đùa, “trước còn mắc cỡ giờ đỡ nhiều rồi”. Người ta có thể mua dặm dài bờ biển để làm khu nghỉ dưỡng, mua một vùng đất để khai khoáng, mua cả dòng sông làm thủy điện, thậm chí biết đâu còn mua lại được mạng sống từ cái án tử hình...

Dừng lại vài phút ở chương trình tiêu dùng chán ngắt của truyền hình địa phương, thấy được lý do vì sao nó chán ngắt. Người xem bây giờ đâu chỉ quan tâm tới giá vàng thế giới, và mặt hàng thiết yếu đâu chỉ gạo với xăng. Họ rất muốn biết giá của bằng tiến sĩ, vị trí kế toán của một sở cấp tỉnh hay phó phòng cấp huyện… để mà nuôi nấng những giấc mơ, thứ giấc mơ mà chỉ cần đủ tiền sẽ thành sự thật. Sống chết cùng cái chợ khổng lồ này, ít nhiều chúng ta cũng thắc mắc giá thành thật sự của một công trình xây dựng trụ sở sau những rơi rụng, con đường nhập nhoạng trở về thành phố của một cô giáo vùng sâu, hay cánh cửa phía sau của cuộc đề bạt cán bộ…

Đôi lần chúng ta thấy giật mình, vô lý một chút, “Ủa, chỉ vì muốn con mình học ở cái trường tử tế, sao mình lại lọt vô chợ này ?” Trong cái không khí ngờm ngợp mặc cả, cái chợ mấy chục triệu người tồn tại bằng những điều vô lý cỏn con như vậy cộng lại. Cỏn con như vài thứ giấy tờ tùy thân sai, một bữa nọ rảnh rỗi muốn đi làm lại bỗng một người hỏi muốn nhanh lẹ không, mua thời gian đi, cũng rẻ. Cỏn con như chạy vào đường một chiều, anh cảnh sát ngoắc lại, nói anh cũng bán làm ngơ. Cỏn con như vào viện nằm, chị hộ lý bảo muốn chị cười thì phải mua. Vậy là thành người đi chợ. Lơ vơ vậy mà chuyên nghiệp lúc nào không hay. Không phải chỗ nào cũng trưng bày sáng loáng cũng treo bẹo cũng cất giọng rao ngọt lịm ai mua hong, cuộc bán chác đôi khi chỉ là cái nháy mát, cái bắt tay lặng lẽ, cùng với những thầm thì.

Không giống như cái chợ má hay ngồi bán mớ ngò gai, rau cần hái được trong vườn nhà để mua lại dầu hôi nước mắm, như một cuộc trao đổi cho nhau những gì mình có. Trong cái chợ hình chữ S buổi tranh tối tranh sáng này, có một thứ trật tự riêng của nó. Không phải ai cũng có cơ hội để bán mua. Chịu khó nghiêng ngó chút sẽ thấy có những đám người vào chợ phiên chẳng mua bán gì. Trôi dạt ra từ con sông đã bán làm thủy điện, từ cánh rừng đã bạt phẳng để đào quặng, từ vạt đồng sắp trở thành sân golf sang trọng bậc nhất nhì (của cái gì không cần biết, cứ nhất nhì là sướng)… Ngồi thành chùm thành bầy suốt phiên này đến phiên khác, họ xác nhận lại cái sự vô hình của mình là có thật.

Họ buồn. Cái buồn gần như không giải tỏa được. Nỗi buồn kiểu đó thường sinh ra vài tình cảm tiêu cực như muốn chết, không thì uất ức giận dữ, muốn đập phá. Chính quyền không sợ vì nghĩ vô hình thì làm được gì mà lo. Ai mà nghĩ đám đông buồn phiền ấy từng làm nên bao nhiêu cuộc cách mạng động trời, chỉ vì muốn được người ta nhìn thấy. 

47 comments:

  1. Hoài Phan3/06/2013

    Tư chỉ được cái viết hay như sự thật. Hehe. Nhưng đọc mà nao lòng Tư ơi!

    ReplyDelete
  2. Anonymous3/06/2013

    Thấm quá chị ơi

    ReplyDelete
  3. "Ai mà nghĩ đám đông buồn phiền ấy từng làm nên bao nhiêu cuộc cách mạng động trời, chỉ vì muốn được người ta nhìn thấy. "
    Một lơì cảnh báo hả chị? Hix hix.....

    ReplyDelete
    Replies
    1. thiếu nữ miền đông3/07/2013

      "Ai mà nghĩ đám đông buồn phiền ấy từng làm nên bao nhiêu cuộc cách mạng động trời, chỉ vì muốn được người ta nhìn thấy. "
      với những kẻ làm chủ cái chợ hình chữ S thì đó là lời cảnh báo, đối với đám đông vô hình và buồn phiền kia thì là lời kêu gọi...

      hay là ở chỗ đó.

      @ chị Tư: "cổng" chứ hông phải "cỗng" nhé, chắc nàng gõ lộn ngón tay...?

      Delete
  4. Hà hà...đọc rùi cứ nghĩ coi, trong cái CHỢ này, miềng có chi để bán kg.

    ReplyDelete
  5. Anonymous3/06/2013

    Dạo này cô Tư hay hù chính quyền lắm nha, bài hôm trước thì ý nói sự sốt ruột của người dân có thể đạp đổ luôn thể chế, bữa nay thêm cú hù nữa. Họ mà biết sợ thì đâu có đến nỗi đen tối như vầy.

    ReplyDelete
  6. Anonymous3/07/2013

    Viết như rứa,có ngày lội sông bị cá cắn đó !

    ReplyDelete
  7. Anonymous3/07/2013

    1 góc nhìn, 1 quan điểm của 1 người trẻ khẳng khái, có lập trường rõ ràng giữa cái xã hội, 1 đám đông đầy dối trá và lươn lẹo...

    ReplyDelete
  8. thiếu nữ miền đông3/07/2013

    chị Tư quên liệt kê món hàng "danh hiệu"...cái này mua bán cũng rộn ràng lắm, "anh hùng..." nè, "NSND" nè...

    ReplyDelete
  9. Hay như ... Tư sầu riêng

    ReplyDelete
  10. Tử Tế ???3/07/2013

    Tất cả đều sống chết trong lòng chợ này , vậy ta đang bán và mua gì nhỉ ?????
    cảm ơn cô đã nói lên được một sự thật

    ReplyDelete
  11. Cái chợ hình chữ S. Dạ, cô Tư con tự dưng ngồi nhớ rồi khóc cho cái chợ khỉ gió gì con hổng biết. Mấy chú đừng bắt đem cô con đi tội nghiệp :)

    ReplyDelete
  12. Anonymous3/08/2013

    doi khi tu hoi ... o trong cai cho nay, co con nguoi khong ?!

    ReplyDelete
  13. Anonymous3/08/2013

    Cầm tiền ra chợ mua tùm lum vậy mà có một thứ rẻ như bèo không ai thèm mua : lòng tự trọng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anonymous4/29/2013

      Món hàng xa xỉ đó có đâu mà mua bạn ơi...

      Delete
    2. Anonymous7/17/2013

      Ai nói bạn món đó rẻ như bèo??? Món đó quá đắt, đắt đến nỗi người ta sẵn sàng bán nó đi để có tiền, có quyền... Trớ trêu thay!!!

      Delete
  14. Anonymous3/08/2013

    "chỉ vì muốn được người ta nhìn thấy" mà cô gì đó trong "tàn tro rực rỡ" vẫn ngồi im trong căn nhà đang cháy, phải không Tư?

    ReplyDelete
  15. Anonymous3/08/2013

    BUỒN

    Đời bất an đến thế
    Đành khép chặt tấm lòng (?)
    Tội ác cứ như thể
    Cỏ dại gặp đất hoang .

    N.V.G

    ReplyDelete
  16. Anonymous3/09/2013

    Rút cục cũng là vì tiền.

    ReplyDelete
  17. Anonymous3/10/2013

    Bài này cũng như nhiều bài khác của Tư: hay, sắc xảo, chân thật. Mình rất thích. Cảm ơn Tư nhe.

    ReplyDelete
  18. Anonymous3/11/2013

    Tư. Bao giờ cho đến ngày ...xưa! Nhớ cảm giác của "Ngọn đèn không tắt " quá.

    ReplyDelete
  19. Rat thich bai nay cua chi :-)

    ReplyDelete
  20. Anonymous3/11/2013

    From: 1 Người hâm mộ từ lâu
    To: Tư

    Tuyệt vời!

    ReplyDelete
  21. Sao nghe bn thế chị ơi...

    ReplyDelete
  22. Bài này quá hay luôn Tư ơi.

    ReplyDelete
  23. Tư thẳng thắn quá đỗi.Khâm phục lắm cái sự giám nhìn vào sự thật phũ phàng.Yêu lăm vẻ thật thà của Tư.Thân gái dặm trường không màng danh lợi,phù phiếm.Mong trời phật luôn bên cạnh và che chở cho Tư khỏi những hạn thù đố kị!

    ReplyDelete
  24. Anonymous3/29/2013

    Yêu lắm cái cách viết rất thảng thắn của chị.Thân gái dặm trường mà dám đối đầu với bão táp phong ba.Mong Trời Phật luôn bên Tư đê chở che và đưa chị vượt qua giông bão.

    ReplyDelete
  25. Anonymous4/09/2013

    Cổng, chứ không phải cỗng, nhe cô Tư ;)

    ReplyDelete
  26. Anonymous4/19/2013

    Tu oi, cho em xin ve Face bai nay nghen. Thich su chan thanh, yeu cach viet thang than. Yeu van Tu !!!

    ReplyDelete
  27. Đọc truyện này thấm thía thật. Tư có cách ví thật hay, chỉ dùng ba chữ "Người đi chợ" mà đã nói tương đối rộng về những vẫn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay. Mà Tư ơi!, ngày nay người ta thích "đi chợ" này lắm!, báo đài cũng nói nhiều rồi, chuyện học hàm, học vị, mua bằng để có công việc làm theo họ là tốt thì nhiều người mua lắm. Em thoáng nghĩ, trong tương lai nếu thực trạng này cứ tiếp tục tiếp diễn thì bộ mặt xã hội nước ta sẽ không biết thế nào nữa!

    ReplyDelete
  28. Truyện này đọc thấm thía thật. Em thích cách dùng từ của Tư, chỉ ba chữ "Người đi chợ" mà Tư đã nói lên nhiều vấn đề mang tính thời sự hiện nay, những thực trang đó người ta thấy trước mắt, nhưng thấy thì thấy nhưng tự hỏi " Không biết chừng nào thì hiện trạng này mới chấm dứt nữa?". Rồi đất nước ta sẽ đi về đâu nếu những vấn đề này còn tiếp diễn?,

    ReplyDelete
  29. Hay quá, buồn quá Tư ơi. Cho mình xin về congthelc.blogspot.com để bà con bên mình cùng thưởng nghe Tư.

    ReplyDelete
  30. Anonymous4/29/2013

    Bạn Tư có một góc nhìn ngộ và hay.

    ReplyDelete
  31. Viết hay nhưng mà thấy lo cho Tư :|

    ReplyDelete
  32. Tư viết rất hay, nhẹ nhàng nhưng sâu cay. Mà tụi này đông lắm, lo ko xuể đâu.

    Tự dưng thấy lo cho Tư.

    ReplyDelete
  33. Trong sâu thẳm của những điều Tư viết là gì vậy? Văn học hiện thực phê phán? Thật tuyệt nếu những lời văn này làm thay đổi tư duy của nhiều người và làm cho cuộc sống tốt đẹp lên hay là nó tạo ra tâm lý bất mãn chán chường cho cả một thế hệ vậy Tư???...
    Tôi biết là Tư thích vế đầu hơn vì thế cũng cần cân nhắc sao đừng để lợi bất cập hại Tư nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cân nhắc cái giề, theo sự chỉ đạo của ban bệ hả?
      Sự thật là sự thật, mục ruỗng thối tha mà cứ bảo là thơm, giỏi nhất hả, biến dùm đi !

      Delete
  34. Anonymous5/26/2013

    Xin phep mang ve FB cho ban be doc voi nha, duoc khong Co Tu?

    ReplyDelete
  35. Văn Sự5/29/2013

    Tư bắt đầu làm lụng trên 'Cánh Đồng Bất Tận' này cũng đầy nắng gió bụi bặm. Thương và lo cho Tư thân gái dặm trường phải cầy cấy gieo trồng trên cánh đồng quái ác này. Đọc bài này hiểu và cảm phục Tư hơn!

    ReplyDelete
  36. Xin phép được share ra bgoai` FB để có đông người cùng khóc và nhảy ra khỏi cái lồng chợ khổng lồ như đang muốn nuốt trững tất cả người còn chút lương tri ....

    ReplyDelete
  37. Anonymous6/09/2013

    Ai mà nói Việt Nam không có tự do báo chí, ngôn luận, và phát biểu ý kiến... thì đưa ra bài viết này làm chứng cớ ngay! Một bài "phản động", bêu xấu xã hội, kêu gọi chống chính quyền rành rành, mà vẫn được đăng tải rộng rãi tự do trên mạng nè! Bài viết này chứng minh: Một là VN có tự do dân chủ "thiệt"; hai là Nguyễn Ngọc Tư có nơi nương tựa dựa cái gốc cổ thụ nào đó; còn không thì, ba là Nguyễn Ngọc Tư gan dạ cùng mình!

    ReplyDelete
  38. hì hì,

    Văn chương thì phải có giá trị như vậy, nó hướng mọi người tới cái hay, cái đẹp, và dọn dẹp cái lôi thôi, nhếch nhác,

    đọc bài này, yếu tim thì cũng có phần e dè cho Chị, chắc cũng đã có chút ít rắc rối rồi, nhưng với cái đúng, cái chân thì không ai bẻ lý được,

    và tất nhiên, sai thì phải biết nhận, biết tu chỉnh mà hoàn thiện
    cứ cho là hảo hán phải vậy, buộc phải vậy, thế thôi !

    ReplyDelete
  39. Anonymous12/11/2013

    Đúng là truyện này đáng để suy tư thật....

    ReplyDelete
  40. Nhớ một bữa tui nhậu, có đứa nhỏ ăn học đầy đủ khoe được dượng hai gì ba lo cộng việc đàng hoàng. Chán quá qua bàn mấy ông anh làm hồ nhậu với mấy ổng vui hơn.

    Học hành ĐH như vậy không bằng mấy người làm hồ ngoài đường. Trí thức ngủ hết rồi.

    Xin lỗi cô tư, tui nói chuyện không vui, vậy cười cái he :-)

    ReplyDelete
  41. Thuong 4 lam. Vua doc vua kham phuc. Lo cho 4 va gia dinh gap tai bay va gio. Nhung lam nguoi chinh nghia thi khong so hy sinh phai khong 4? 4 dung la " dam may thang gian but chang ta".

    ReplyDelete
  42. Em mới đi Cà Mau về... Lần tới đi nữa không biết có duyên may gặp chị Tư ngoài đó không? :)

    ReplyDelete