Tản văn
Nằm dưới cái bóng của giấc ngủ vẫn còn đẫm rợp, trong cơn chiêm bao mơ màng của thành phố, đôi khi tiếng rao của người sửa bếp ga, mài dao kéo… làm tôi như lại chìm lỉm vào một giấc trưa nào đã cũ trên cái võng giăng bên hè nhà ngoại tôi. Rồi thức dậy với tiếng rao vẳng lại từ doi đất tuốt đằng kia. Không thấy người đâu, chỉ nghe Ai vá xoong vá chảo không… là miệng tôi đã ngọt lừ rồi. Ông già đó hôm nào ngang qua cũng cho tôi cục kẹo chanh hay kẹo dừa.
Hồi đó tôi bảy tuổi, được làm bạn với những người dầm dãi rày đây mai đó như ông già vá chảo nhờ khoảng sân nhà ngoại mát rượi bóng cây và gió sông. Bà ngoại còn kê bộ vạc cau ở hàng ba cho người qua đường nghỉ chân, trên đó để sẵn ấm trà, bình thủy nước đãi khách bộ hành. Cả cái khạp nước mưa ngoại đặt sát bên đường nữa, đã làm nên một khung cảnh ấm áp thân tình khiến ai cũng muốn tạt qua nắn lại đôi chân mỏi; làm chỗ gặp nhau của những người hành nghề lang bạt, những anh bán ve chai, cà rem cây, kẹo kéo, cốm ngào đường…
Những câu chuyện góp nhặt từ nơi chốn họ qua đã làm cho cuộc sống thôn quê trở nên sống động. Không cần đi đâu, bà ngoại cũng biết vụ cháy kho xăng, xóm ngoài có vài đám cưới và miệt nào đó xảy ra vụ cướp cô dâu. Những chuyện tào lao theo gió bay đi, đôi khi bà ngoại tôi còn giữ lại được vài bài thuốc hay, vài kinh nghiệm làm ruộng rẫy cũng hay, vài món ăn mới… Trẻ con thì mê những chuyện đường xa ly kỳ kiểu như dừa tám ngọn, rắn hai đầu... mộng giang hồ nhen lên trong trái tim non nớt. Quẩn quanh bên họ riết rồi tôi thuộc lòng luôn giọng của từng người, dù vắt vẻo trên cây khế hay đi thăm lưới mị ngoài vườn, nghe tiếng rao ơi hời vẳng lên trên những tầng lá thấp, là biết ai sắp đi ngang nhà, và đôi chân cứng quèo rắn rỏi đó đã qua khúc quanh nào trong xóm. Tôi không biết họ từ đâu đến, sau lúc nghỉ chân ở thềm nhà mình họ sẽ đi đâu, những đôi chân đó tiếp tục lặn lội đến đồng sâu, đến xóm vắng nào… nhưng tôi hình dung họ đi một vòng tròn xa lắm, để năm mười bữa sau họ lại quay lại, và tôi mừng như những người thân ở xa về. Họ cũng nhận ra tôi trong một chòm con nít đang chơi, để cất tiếng rầy rà, “ê nhỏ, phơi nắng quá chừng coi chừng bịnh…” hay như ông già vá chảo giả vờ bâng quơ, “e hèm, có cục kẹo mà không biết cho ai đây?”. Ông chú bán cà rem còn hứa hôm nào đó ông dẫn về Sa Đéc ăn trái cây mệt nghỉ, “thằng út tao ngon lắm à nghen…”
Giờ nhớ những người cũ bỗng nhớ luôn nghề cũ, phát hiện ra hồi ấy chắc nghèo lắm, nên thứ gì cũng vá. Nên có mấy ông hành nghề vá nồi niêu xoong chảo vá lu khạp, vá dép, vá chài… Nên bà ngoại thỉnh thoảng lại kêu tôi đón chừng ông Ba ông Bảy ông Mười Một để vá vài món trong nhà, đã rách. Đến nỗi cái chum da bò mà cũng vá thì nghèo thiệt, xưa tôi không nhận ra nỗi ấy vì cả xóm ai cũng giống ai, cũng mái lá và áo vải, cũng có vài món rách trong nhà đợi mấy ông thợ ngang qua.
Mùa rách vá nên có những người rách đi vá víu cho người rách. Đồ nghề đa phần là tự chế, lỏng chỏng trong cái bị bàng, một nửa vốn liếng còn lại được góp bằng đôi chân lặn lội dẻo dai. Sình lầy xóm trên được họ mang đi xóm dưới bằng những kẽ chân trần. Nửa năm xóm làng bị cô lập giây bủa vì những cơn mưa mùa, một tiếng rao của đội bộ hành bán hàng và vá víu cũng làm xao động bởi cái ý nghĩ, chúng tôi không bị bỏ quên. Chắc cảm kích việc đó, ngoại tôi vẫn thường dúi cho họ nải chuối xiêm, hay trái dừa khô, mớ khế ngọt hái trong vườn, nói gởi cho mấy nhỏ ở nhà… Mặc nhiên "trong mấy nhỏ đó biết đâu có thằng út ngon ngon.
Tôi chỉ hơi quạu nếu ngoại tặng gì đó cho anh vá dép. Anh này biết bao lần làm tan nát tim tôi. Bằng một cách rất tầm thường : lấy que sắt vùi vào cái lon sửa bò chứa một cục than cháy thiu thiu le lói, anh cắt miếng mủ đắp lên chỗ dép đứt rồi dùng sức nóng của que làm miếng mủ tan chảy ra đắp lành một vết thương… và giấc mơ được sắm dép mới của tôi thành mây khói.
Đồ nghề của người ta thì đinh vít, búa, khoan…, anh vá dép hơi khác thường ở cái lon giữ lửa xỏ quai xách trên tay, đi qua bao nhiêu hui hút mưa gió. Có lần chơi ác tôi hắt nước cho tắt ngúm, dì ái ngại kêu anh vô bếp trả lại chút tro, than. Chỉ vậy thôi mà anh bồi hồi. Anh luôn đi qua nhà vào những ban trưa, lúc cơm nước đã xong ngoại và dì hay ra ngoài hiên trước đương rổ, chầm lá, hay sàng gạo… Tạt vào uống nước. Ngồi thật lâu. Ngó thật sâu. Không nói gì. Chừng ngoại đằng hắng người mới dợm bước đi.
Sau hôm đám hỏi dì, có trưa tôi đòng đưa trên võng ca nghe Lệ Thủy ca thì dì nạt bảo tắt radio đi. Hình như ai rao vá dép kìa, dì thảng thốt. Nhưng không có ai hết, ngoài khói nắng gờn gợn. Anh vá dép không đi ngang nhà ngoại nữa vì biết từ giờ người ta không cần những mảnh vá của anh.
Mới đây bầy mối trổ lên đánh úp từ đáy tủ đã tiêu hóa sạch thời con gái của dì – mấy cái hình trắng đen chụp nghiêng, xõa tóc. Có nghĩa đã mất luôn bằng chứng cuối cùng rằng bà già kia từng là một mỹ nhân. Tôi bảo không sao, tuổi thanh xuân của người đàn bà thường được lưu giữ trong ký ức của những người đàn ông. Không tin hỏi ông vá dép.
Nhưng biết tìm ở đâu ?
Tôi đã về Sa Đéc ăn trái cây trừ cơm, nhưng không phải với ông chú bán cà rem có cái vai lệch đi vì quảy nặng, có thằng con “ngon lành” trạc tuổi tôi. Đứa - bé - tôi đã làm mất biệt những người bạn giang hồ ngày trước, không dấu vết, dường như không có cuộc chia tay chính thức, không một hẹn hò nào. Mỗi lần về ngoại ngồi ở thềm trước lại nhớ họ từng ở đây cho đỡ đôi chân mỏi, họ cho mình kẹo, họ gãi lưng xỏ lổ tai cho, họ thắt cào cào chim sâu bằng lá dừa, chép bài ca vọng cổ tặng mình…
Giờ có đi ngang mặt nhau hay đứng cạnh những người bạn đó, chắc tôi không còn nhớ. Chút manh mối chỉ còn ở một tiếng rao, ai… vá... không. Nhưng từ tôi không rách nữa, những người vá víu của một thời vá víu, đã xa.
* Mời pà con đọc trang này cho zui :
http://lacai.org/news/list/2011/01
Hay quá, xúc động bồi hồi quá, sao mà giống tuổi thơ của tui ở miệt Lấp vò, Đồng Tháp những năm 80 quá...
ReplyDeleteCám ơn nhà văn đã đưa tui về với những ký ức xa xưa, một thời kỳ mà theo tui thì chữ tình người nó được thể hiện theo cách trọn vẹn và thanh khiết nhất.
Đầy những Cà Mau.
ReplyDeleteem xin hỏi... chị có phải là nhà văn không ạ? hay tên chị trùng tên của nhà văn Tư?
ReplyDeletehihi,nếu thế thì hay quá, thú vị :)
vậy mà giữa phố Saigon hoa lệ, lâu thiệt lâu em vẫn nghe những tiếng rao mài dao mài kéo, chè tàu hũ bánh lọt... đó Tư ơi.
ReplyDeletebữa nay quảng cáo dùm báo lá cải nữa hả Tư ? hehehe
ReplyDeleteMình hơn bạn 1 tuổi. Hình như, thời ấy, tuổi thơ ở đâu cũng giống nhau nhỉ!
ReplyDeleteTư vẫn miệt mài vá tâm hồn của bạn đọc do đã trót mang quá nhiều mảnh vá,âu đó cũng là cái nghiệp!nhờ thế mà mọi người luôn nhớ đến Tư.
ReplyDeleteBây giờ cũng có nhiều "đồ" lủng-rách-đứt-nát lắm Tư ơi, xúm vô vá sửa hoài mà không lành.
ReplyDeleteCái vụ "Lá cải" dzui quá ! Hehe. Cám ơn Tư sau một bài buồn đã cho mình giải sầu ngay lập tức ;-)
ReplyDeletesao Tư lại quảng cáo cho một....bắp cải??? tiền?
ReplyDeleteSao người ta không phân biệt được cổ súy và phê phán ??? Ngu ?
ReplyDeleteViet van that dung la lam dau tram ho, moi nguoi mot y, khen che ta la ca len. Doc van Tu xong tui co cai thu la doc tiep nhung comment cua thien ha:)))Tui mong Tu khong bao gio "buong sung" bo viet nhe. Viet hay do la tuy y nguoi doc, nhung theo tui thi Tu rat doc dao, hong giong ai het!!!
ReplyDeleteTrong cai menh mong cua mot doi nguoi, co ai da tung tim ve nhung manh nho cu khong? Nhung manh nho vo vung luu dau mot thoi da qua, mot thoi ma co nguoi muon no phai ra di mai mai, co nguoi lai muon no quay tro ve hien huu de duoc mot lan nghe ngot mem vi keo cua tuoi tho. Nhung tieng rao hoi hang dem, cung nhu moi ngay trong suot quang doi cua tuoi tho la nhung cung tram khac sau vao tim ma doi khi bat chot dau do nhung manh nho cu da lam ua mau con tim va quat quay mot coi di ve...
ReplyDeleteFallrain919: Cam on Tu, cam on em that nhieu ve nhung gi em da viet de cho em, cho doi, cho nguoi va co the cho rieng toi. Nhung cam xuc rat doi thuong cua bao nguoi rat doi binh thuong nhung trong suot cuoc doi nay bao nguoi binh thuong da danh mat hoac khong co thoi gian de nhin lai. Mong rang trong email inbox cua em se luon co duoc nhung mail se chia cung nhung gi em da va dang trot Da Mang...
ReplyDeleteMời cô Tư qua xem và có ý kiến giúp tui:
ReplyDeletehttp://caulongbachai.multiply.com/journal/item/8613?mark_read=caulongbachai:journal:8613&replies_read=5&goto=5#reply5
Cái anh "lacai" này được đấy cô Tư ơi.
ReplyDeleteMẹc ơi, y như là cái bức tranh vân cẩu vậy đó.
"Ngồi buồn ngẫm cái sự đời
Khi vui muốn khóc khi buồn buồn tênh"
Nhớ thiệt là nhớ Tư ơi...
ReplyDeleteThương đứt ruột đứt gan cái tuổi thơ xa lắc,ở những xóm làng xa lắc...Tư ơi! Cảm ơn Tư đã nắm tay dắt mình về!
ReplyDeleteMột thời Nam bộ đã xa :)
ReplyDeleteHãy cùng ta thức suốt đêm này,
ReplyDeleteEm ơi !
Đêm dài lạnh ngắt.
Đã mấy mùa trôi qua.
làm tôi nhớ nhỏ em hồi đó, khi nghe rao: "ai dép cũ đổi dép mới hông", nó tỉnh bơ chạy hớt hãi xách đôi dép cũ ra đòi đổi dép mới, rồi quê 1 cục xách dô.. giờ nó bên Mỹ rùi, 2 đứa con, nhanh thật..
ReplyDeleteChúc mừng năm mới Tư! Mừng xuân nhớ mừng Đảng nữa đó nhé! Nhà văn ăn Tết khác nhà dân không ta?
ReplyDeleteChế! Tết vui nghen, mùng 1 em lại nhà xin vài chữ... (=^^=)
ReplyDeleteTu hay thiet! Lam tho cung tuyet voi ! May ban doc bao TT Xuan di !
ReplyDeleteRăng "vắng teo" rứa Tư hè ? Mới chỉ có "Sông.." và "Vá.." để lai rai tết Tân Mão thì ít qúa. Hỏi thế chứ cũng thông cảm thôi, phận làm vợ, làm mẹ mà. Chúc Tư cùng gia đình mạnh khỏe, an khang trong năm mới.
ReplyDeletetui mê Nguyễn Ngọc Tư lâu rồi, có down ebook tuyển tập của chị về đọc, cái hay là từ những việc bình thường chị viết thành bài văn thật là cảm động, chất chứa suy nghĩ tình cảm người viết, nhớ lại hồi nhỏ xóm tui cũng có mấy ông mài dao kéo, vá xoong nồi...nhưng mình không có ấn tượng nào hết, đọc bài này mới thấy con trai chẳng có tình cảm gì ráo không bằng phụ nữ
ReplyDeletethanks bài viết hay, mà sao không thấy chủ nhân reply gì hết???
Cần gì ở miệt vườn mới có những tiếng rao như vậy. Tuổi thơ của tui ở trong một xó Sài gòn cũng bàng bạc như vậy. Tư làm mình nhớ quá, nhớ thật nhiều mỗi sáng tinh mơ: "Ai ... bánh mỳ nóng ... đây"
ReplyDeleteChúc mừng năm mới Tư nghen. Chúc cả gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công ! Chúc Tư có những bài hay cho mọi người thưởng thức :)!
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteôi tiếng rao như lời chị tôi như lời mẹ tôi, mang quê hương trên đôi vai gầy...ohoh...wow...wow....hic
ReplyDeletequê mình rao vầy: "nhôm thau dép đức mũ bể..đồ bán hô...ô....ô..ôn...."
sàigòn: "ve chai....ve chaaaaiii...i....."
quê mình: "ai đậu hủ đường thốt nốt nóó...óng hôn?"
sàigòn: "đậu hủ đê..ê..ê...."
quê mình: "ai...ăn bánh giò bà Kha hôn....hô...ôn"
sàigòn: "chưng giò, chưng giò...chưng gai giò"
...thiệt là nhứt nhỉ!
quê mình ở Miền Đông. hehe
Vẫn còn ăn tết, chưa thấy bài mới ? Chờ.
ReplyDelete"Nửa năm xóm làng bị cô lập giây bủa vì những cơn mưa mùa"
ReplyDeleteBắt giò Tư chữ "giây bủa" nha... giọng miền Tây rặt quá hà..
"Nửa năm xóm làng bị cô lập giây bủa vì những cơn mưa mùa"
ReplyDeleteBắt giò Tư chữ "giây bủa" nha... giọng miền Tây rặt quá ăn vô máu rồi!
Đọc văn chị, làm em muốn kêu Tư ơi Tư à quá đi
ReplyDelete