Mùi long não trên người bà già xộc lên mũi tôi trong lúc giúp bà cài dây an toàn. Bà hỏi mở cửa sổ được không, một câu hỏi khiến tôi phải bật cười, như ngay trước đó bà hỏi trên này có nhà vệ sinh không hay là phải ghé dọc đường làm cái chuyện không ai thay thế được. Chúng tôi đang ngồi trên chiếc máy bay sẽ cất cánh trong giây lát nữa.
Ngay từ khi bước chân lên khoang máy bay bà già đã than ngộp thở quá, kêu ca máy bay mắc tiền mà hôi mủ (?!). Nếu không bị con cái ép đi máy bay một lần cho biết, bà sẽ đi xe đò, loại xe cùi bắp để mở cửa cho gió vô, dễ ngủ. Ở nhà cũng vậy, có thả cửa thì mới ngủ thả cửa được. Tôi thấy hơi mắc cười thầm nghĩ thói quen này sẽ là thảm họa khi đi…tàu ngầm.
Ẩn ức về chuyện kẹt trong những lốp kính dày không bao giờ được mở, dù hệ thống điều hòa trên máy bay đã làm người ta so vai vì lạnh, bà già vẫn tiếp tục kể về những cây sứ cùi, cây ngâu bên ngoài cửa sổ nhà mình, về hai cánh cửa gỗ bị mưa nắng làm cho thâm sì nứt nẻ. Câu chuyện gợi lên một cơn nhớ lơ tơ mơ những cửa sổ nhà ngoại hồi tôi còn ở đó. Cũng mở toang suốt, ngủ dậy trước nhất nhìn qua khung cửa, thấy lấp ló một ngày. Những bữa mưa gió lớn buộc phải đóng cửa lại, tôi thấy bức bối ngộp như sắp đứt hơi đến nơi rồi. Và qua cái cửa đêm đêm gió đắp cho đứa trẻ tôi mùi của những cái nắp lu chầm bằng lá dừa nước đã lâu ngày mục rã. Mùi rêu dậy trên những mảng tường tuổi gấp mấy lần tuổi tôi.
Người quê không đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài dù cửa đóng then cài. Bởi những cánh cửa lá sách ở gian nhà xưa dù đóng kín rồi vẫn len lỏi vào nhà một thứ khí trời trong veo trong vắt, chỉ hít thở thôi đã nghe ngọt lịm rồi. Trăng và nắng vẫn lọt sáng qua những khe lá. Dường như người và thiên nhiên không bị bứt rời nhau.
Từ bỏ quê về chợ không gặp lại cái không khí ấy nữa, tôi đã chặn mùi hoàng lan cồn cào buổi chạng vạng bên ngoài cái cửa kiếng kín bưng, rồi thở bằng không khí lạt lẻo lờ lợ phả ra từ máy điều hòa. Cũng đôi lần ngó ra ngoài nghĩ, nếu mở cánh cửa, tỉ mẩn lọc cho kỹ, chắc trong mùi khói xe có mùi cỏ cháy, mùi cơm khét bên nhà hàng xóm, hay hương đất tanh tanh sau mưa.
Vậy thì những đụn mây trùng trùng như núi kia có mùi gì, cái tầng khí quyển âm mấy chục độ này có mùi gì ? Tôi sực nghĩ vậy khi nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay, khi lướt qua chỗ bà già đang tuyệt vọng ngọ nguậy trong cái dây an toàn thít chặt, tôi bất giác cũng có ý muốn mở cái cửa sổ này. Chỉ là tò mò thôi, không phải để thở như bà già vẫn tưởng bất cứ cánh cửa nào mở ra đều cho người ta hít thở.
Và lúc gió phi trường phả cơn nóng hầm hập đón hành khách chếnh choáng bước những đầu tiên lên mặt đất, bà hít hà khoan khoái rút ra kết luận đi máy bay chỉ được cái nhanh, còn lại chán, không có cảnh gì coi, mà lại ngộp muốn chết. Rồi bà ngạc nhiên hỏi bây không thấy tù túng à ?
Tôi chỉ mất chưa đầy một giây cho việc trả lời không nhưng mất nhiều ngày sau để thắc mắc, tại sao tôi không thấy ngột ngạt chút nào ? Sao tôi không còn khao khát nối kết với tự nhiên, không thèm muốn được thở những thứ khí trời bên ngoài những cánh cửa, một thứ tự do mà bà cụ kia luôn khao khát ?
Ai đã làm gì tôi và tôi đã làm gì tôi, làm sao mà tôi không còn thường xuyên nhận ra mình đang trong tù đọng, hít thở tù đọng, yêu và sống giữa bầu không khí tù đọng ?
Người ta đã quen sống trong tù đọng gắn dưới cái mác "tiện nghi" rồi. Tôi hay đi xe đêm, thèm được hít thở cái ko khí "trong lành" của đêm nhưng ko cách gì hưởng được vì xe toàn là xe đời mới gắn máy lạnh bít bùng!
ReplyDeleteBà già nói máy bay hôi mủ là đúng, trong khoang máy bay gần như mọi thứ làm bằng nhựa. Công nhận cái mũi của bà còn "nhạy" quá!
"Bên ngoài những cánh cửa mà tôi thường tì mặt vào ngó mông lung, có lẽ chỉ cần mở ra sẽ ngào ngạt hoa ngâu hoa lài…". Tư nói đúng quá: "có lẽ" thôi nhỉ. Có lẽ sẽ là ngào ngạt hoa ngâu hoa lài hoặc có lẽ sẽ là ngào ngạt mùi thuốc súng, mùi bom khủng bố, mùi xác người chết cháy,...Không ai biết chắc được những gì sẽ xảy ra, những gì mình sẽ có, những gì mình sẽ mất; nhưng cái mình đang có thì "chắc như bắp" rồi Tư nhỉ.
ReplyDeleteCòn ai muốn thử thì khi nào có dịp đi máy bay mở cửa ra xem có mùi gì!!! Nhưng có gì đừng nói tại Tư và tui xúi à nghen.
Không biết các ban sao chứ, mình thấy đi xe mệt muốn chết, cũng ngộp quá trời, còn mất thời gian nữa chứ. Thời gian, sức khỏe đó mình để dành cho những người mình yêu thương có lẽ hay hơn nhỉ.
Từ TP.HCM: đi máy bay = 45 phút bay; đi xe đò = 7 tiếng xe chạy. Nếu có tiền tui chọn bay, có tai nạn thì chết chắc không có ngấp ngoái. Khỏe!!!
Không thích máy bay thì đi xe, không thích đi xe thì đi bộ - ai cấm, đừng có rủ rê người khác đi ngược sự phát triển của xã hội.
ReplyDeleteRất lẩn thẩn và vô cùng vớ vẩn.
Còn tồn tại thì còn hợp lý. Còn hợp lý thì còn tồn tại.
ReplyDeletebài này có phải chỉ nói về quê và phố hay k vậy Tư? :) Sao 2 đoạn cuối đọc mà thấy bi ai quá vậy? :)
ReplyDeleteBà cụ mộc mạc và chân chất của cô Tư đang hồn nhiên trần tình cái cảm giác "chôn rau cắt rún" có ở mỗi người, nhưng bị lãng quên, thui chột khi phần đông lớn lên, hòa nhập vào cái gì gọi là văn minh, hiện đại. Thuở trai tráng, ta luôn hướng tìm sự mới lạ. Luôn e dè lãng tránh chính gốc gác của ta với lý do rằng chúng quá cũ kỹ và sần sùi trước thực tại và tương lai. Rồi đến một ngày, thời gian kéo phăng đi tất cả mọi đòi hỏi háo hức một thời, dẫn về thân thể lù lù của kinh nghiệm từng trải, với nào là thất vọng, vỡ lẽ, nghi ngại, tỉnh ngộ... chất thành một đống choán lĩnh tuổi già. Ta mới thấy những cũ kỹ và sần sùi ta muốn tránh xa ngày nào, giờ long lanh ánh sáng bền bĩ của sự chung thủy, bình dị, an lành mà đời người, cuối cùng, đón nhận. Nhiều khi hiểu ra cũng muộn màng : bức tường dựng lên bởi ham hố đã vây quanh, nỗ lực sống cho sướng đã siết chặt thành thói quen. Chỉ còn biết tự ngậm ngùi và bâng khuâng, rồi lại theo đà tân thời mà lắc đầu : mình bâng khuâng gì vậy, ngậm ngùi gì vậy ? Vớ vẫn !...
ReplyDeleteChào Dương Thu Hương!
ReplyDeleteƠ Hình như bài này đâu nói là đi máy bay hay đi bộ mà là sự ngột ngạt chung của cuộc sống hiện đại mọi người dường như thu mình lại , ở SG này thì biết bao ngôi nhà gài then cửa suốt ngày đó thôi (nhiều nguyên nhân) , sao có nhiều người dễ kích động vậy ta ??? "vớ vẩn" mà còn đọc hết lại tốn công comment , haiza !!!!
ReplyDeleteNhà văn nói bóng gió quá ta. Tui thấy ngột ngạt khắp nơi, khắp chốn và lúc nào cũng thấy . Chỉ trừ lúc bồng con hay chăm Bố mẹ thôi. Đang định viết một bài về "thằng hèn" để tự trào vậy. Dựa vô cái bài này để viết cho nó kín, nó lành :D
ReplyDeleteThanks.
Ai trong nay la Duong Thu Huong vay?
ReplyDeleteMình thì thích đọc bài của Tư rồi buồn vui xao xuyến một mình thôi. Chỉ sợ khi nói lên cảm xúc của mình sẽ phá hỏng mất không gian mà Tư đã gầy công xây dựng nên. Mặc dù có thể sẽ làm tác giả buồn vì thấy người đọc vô tâm.
ReplyDeleteĐọc văn Tư được rồi. Đừng đọc thêm phần phân tích bình "loạn" bên dưới. Dễ bị "chết đứng " như Từ Hải lắm.
ReplyDeleteHôm lễ em xuống Cà Mau, thấy nhà bạn em 5h là đóng cửa kính vì sợ ... muỗi, thế là bao nhiêu hương đêm đều ở bên ngoài cửa kính, lúc đi xuống Đất Mũi, em thấy rõ mùi sình, mùi tanh tanh, nồng nồng của sông, ở Hà Nội không bao giờ có mùi này.
ReplyDeleteP.s: Em có gửi ở Thư viện tỉnh mấy quyển truyện mua vội ở Cà Mau, em vào ngày nghỉ nên chỉ gửi anh bảo vệ được thôi chị ạ. Mới đầu đọc địa chỉ, em nghĩ chắc chị lấy được đại gia nên nhà ở hẳn mặt tiền đường Trung Tâm, hihi.
Mấy câu hỏi ở cuối của Tư có thể trả lời trong một từ: quen. Người ta sống vậy và quen vậy. Họ không có cơ hội tiếp xúc, không ai nói cho họ biết bên ngoài thế giới của họ còn có thế giới khác. Tư còn may mắn là bà già kia hỏi Tư câu hỏi đó.
ReplyDeleteKhỏe luôn nha Tư.
Tuấn
Riết rồi ra quen, chị Tư ơi :((
ReplyDeleteTư này "già" mắc ớn, "trẻ" lợi chút coi, cái mặt dòm trẻ trung tếu táo quá trời mừ...(coi hình)
ReplyDeleteTư ơi, viết kiểu này hoài, làm em nhớ quê Ngoại chịu không nổi luôn nè :(.
ReplyDeleteở phố chợ, mình mà mở cửa sổ ra thì không phải mùi ẩm mục của mấy bẹ dừa nước, hay tiếng lá dừa xào xạc nữa mà là tiếng xe cộ ồn ào, khói, bụi ồn ào. Riết rồi đóng cửa kín bưng quen, mình quên mất tiêu là nhiều khi chỉ cách một cánh cửa thôi là thiên nhiên tươi đẹp chờ mình ở ngoài kia.
Doc cai tua " Mui cua may troi" tui lai tuong VNA bi "dinh chuong" cua Tu nua chu.Lan nay tha ha Tu? hay la "Hay doi day"?:))
ReplyDeleteMùi của mây trời là mùi ở trên trời dành cho các ông giời. Tới đây nó tăng giá vé tàu bay thì bit nhau mà. Mình người của đất quen hơi đất hơi người không vô được cái tàu trời đó đâu.
ReplyDeleteBà già ngon lành thiệt , khỏi cần chờ quyết định cấm bay của ai đó, tự mình nghỉ bay cho nó khỏe, cho nó lành.Nhờ cô Tư link qua cho ông HLV Khương hay mà bắt chước bả, khỏi cãi lộn với hãng tàu bay chi cho mệt. Hãng đó nó chỉ bit bò thôi còn khuya mới bay xa được.
Tư ... già quá, mà càng già lại càng buồn. Sao vậy Tư ơi????? Đang lúc xuống ..... xề chăng????
ReplyDeleteHai đoạn cuối của Tư cũng chính là tâm trạng của chị ngày trước, cám ơn Tư đã viết những suy nghĩ này, có lẽ rất nhiều người cùng có cảm nhận như Tư. Và chị đã mở cánh cửa ngột ngạt đó để đi tìm hít thở một không khí tự do, thoải mái hơn.
ReplyDeleteChị mở cánh cửa ngột ngạt để _đi_, còn Tư thì muốn mở cửa và _gạn lọc_ để không khí trong lành vô nhà. Em thấy nó khác lắm chị à.
ReplyDeleteĐọc văn của chị Tư nhiều khi không phải đến những chỗ cảm động gì hết mà nước mắt cũng cứ ứa ra, có lẽ là vì chị Tư đã giúp thể hiện những nỗi tiếc nhớ da diết những giá trị mà rồi đây sẽ chỉ còn là quá khứ...
ReplyDeleteBuồn quá khi có người đưa cái comment là 'thôi quên đi, cô không muốn tiến lên thì cũng để cho người ta tiến lên chứ, níu kéo cái cũ hoài sao được!'. Ừ thì xã hội rồi sẽ phải tiến lên, nhưng có những người đơn giản là quá yêu và mãi không quên được những giá trị của ngày xưa. Không thể trách người ta, nhưng mãi mình vẫn không hiểu sao họ không nghĩ được như mình, hay mình không nghĩ được như họ nhỉ? Thôi, đằng nào thì cũng không cản được bước tiến của thời gian...
Thương chị Tư vô cùng... :)
Cô Tư ơi, nhiều khi vợ chồng hú hí cũng phải đóng cửa số kín mít, chứ để cửa mở toang hoang lỡ bị trúng gió sao cô Tư ?
ReplyDeletechán, Tư đi qua cánh đồng bất tận rồi...không thấy gì, chân trời vẫn lùi xa xăm kia... mỏi chân không Tư?
ReplyDeletenói ra sợ...chồng 4 quánh, hehe
ReplyDeleteđây là cánh đồng...zăng chươn...chứ đâu phải cánh đồng...so đủa đâu mà có cha nội nào thả dê vậy trời???
ReplyDeleteChào cô Nguyễn Ngọc Tư!
ReplyDeleteCon không biết cách nào liên lạc với cô nên con xin viết ở đây.Mong cô đọc được những dòng này sẽ trả lời một câu hỏi có liên quan đến một câu trong Cánh đồng bất tận: "Là trẻ con,đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn".Con muốn hỏi làm sao trẻ con có thể làm được điều đó hả cô.Làm sao và bằng cách nào Nương sẽ dạy được cho con điều đó.Liệu rằng được Nương dạy rồi,đứa trẻ đó có tha thứ được hay ko.Nếu nó là một đứa con gái,liệu nó có nhìn con trai bằng cặp mắt bình thường hay không.Tuy chuyện của con là một câu chuyện khác,nhưng câu kết thúc của Cánh đồng bất tận làm con suy nghĩ.Trẻ con có làm được một chuyện quá sức như thế không.Con còn nhớ cô cũng có viết trong CDBT,trong lời dẫn một chuyện ngắn khác: "Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà ko cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê?".Làm sao có thể tha thứ hả cô,mắc dù rằng trong lòng vẫn biết người làm mình đau lại là những người yêu thương nhất.Nếu có một người vừa không muốn bản thân bị thiệt,vừa không muốn làm tổn thương hay tìm cách trả thù người kia.Vậy người đó sẽ khổ,sẽ đau đến chừng nào đây?
Chị ơi, đa sầu đa cảm gạn lọc cho tâm hồn mình những gì, hay toàn là nỗi buồn hả chị?
ReplyDeleteHay quá
ReplyDeleteChết chửa, hoa lài?
ReplyDeleteChưa gặp chị Tư ở ngoài bao giờ, nhưng rất thích giọng văn của chị! Càng đọc càng cảm thấy gần gũi thân thương, và chợt nhớ lại là mình cũng đã từng một thời sống vô tư trong trẻo. Cám ơn chị! Đã cho em biết cuộc đời đôi lúc phải biết sống chậm một chút để nhìn lại chính mình và nhìn lại xung quanh. Rất mong được gặp chị, nếu có dịp em về Cà Mau chị hãy làm hướng dẫn viên cho em nhe
ReplyDelete1
Buồn là một cảm giác rất hay, nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy là người lúc nào cũng hớn hở hí hửng thì không học được. Buồn khiến ta suy tư, suy nghĩ, tập trung tư tưởng. Đừng cố gắng tiêu diệt nỗi buồn, vui hoài sẽ làm ta phát điên.
ReplyDeleteĐây cũng là một trong những bài tôi cho là tuyệt diệu của Tư. Không giống Dương Thu Hương chút nào đâu. DTH sắc sảo, còn Tư thì đằm thắm, DTH tả cảnh, Tư tả tình, giống ở chỗ nào chứ ?
Dương Thu Hương là ai hè??
ReplyDeleteTheo dõi trang này từ lâu. Bắt đầu ưa thích viết lách. Không biết bao giờ mới được như chị nhỉ. Có một món quà bé nhỏ xem như một nỗ lực để bắc một chiếc cầu nối những bờ vui.
ReplyDeleteHy vọng chị sẽ thích khi xem music slide này.
http://bit.ly/1canhMai-NgheTimCaVang
Tin nhắn của Dạ Lai Hương.
Từ Mộc Lan Sài.
T/B: Không muốn là fan hâm mộ. Chỉ muốn làm đàn em của chị.
Ngọc Tư mến! Nếu những gì mình nhận định qua bài viết trên of Tư là đúng, rằng, Tư muốn thể hiện vấn đề thông qua ý tại ngôn ngoại, thì mình xin chia sẻ nỗi u uất trong "không khí tù đọng" of Tư. Và rất trân trọng trước nỗi buồn đầy tính nhân văn và lương tri đó...Chức Tư an mạnh, gặt hái nhiều thành công, và sẽ đứng vững với tấm lòng trong sáng of Tư.
ReplyDeleteHay!
ReplyDeleteBuồn, thất vọng, bất lực....Ghét cay ghét đắng cái tư tưởng "còn tồn tại là con hợp lý" - ngụy biện trơ trẽn. Trong cái "không khí tù động" đó, người ta không "chết ngay" mà "sống mòn chết mòn", nó có tới 9.999.999 kiểu chết, trong đó sẽ có 1 vài kiểu dành cho bạn, người thân của bạn. Riêng tôi, sẽ có một ngày tôi sẽ chọn cho mình 1 kiểu khác.
ReplyDeleteNếu tôi là thầy giáo chấm điểm thì không có câu 'có lẽ chỉ cần mở ra sẽ ngào ngạt hoa ngâu hoa lài…', 'Mùi của mây trời' chỉ được điểm 3/10 thôi. Nhưng vì có câu này nên tôi không do dự chấm 10/10.
ReplyDeleteThế mới thấy tư duy và bản lĩnh của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư hơn hẳn rất nhiều nhà văn khác hiện nay của Việt Nam. Xin cám ơn chị rất nhiều!
Chào cô Tư!
ReplyDeleteĐọc sách của cô Tư lâu rồi giờ mới tìm được blog của cô (^ ^). Em có đọc được một bài tạp văn (hay là gì đó?), cô nói định viết một blog tên Sầu chung, em lên mạng tìm hoài không gặp. Ai dè blog cô lại là Sầu riêng (chắc blog này cô viết một mình, nên sầu một mình thôi hả?).